Các nguồn thông tin số liệu về dự án đầu tư của các doanh nghiệp vay vốn rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng lớn đến việc xác định hiệu quả của dự án. Các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho Ngân hang về hình hoạt động cũng như các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, với mục đích vay vốn, chính vì thế mà Ngân hàng cần phải kiểm tra tính trung thực của khai báo đó, để có được các thông tin một cách chính xác và chủ động hơn trong công tác thẩm định.
+ Thông tin trực tiếp từ khách hang (doanh nghiệp vay vốn):
Hình thức lấy thông tin cần thiết từ phía khách hàng, là việc phỏng vấn trực tiếp với khách hang để quan sát thái độ, nội dung trả lời của khách hàng từ đó phát hiện ra những mâu thuẫn và những vấn đề không nhất quán không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời phỏng vấn.
Để làm được điều này, cán bộ tín dụng phải chuẩn bị trước các câu hỏi mình cần phỏng vấn, theo nội dung và trình tự hợp lý. Cần phải chú ý đến: cơ sở pháp lý của dự án đầu tư, chủ đầu tư; tiếp đó là tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án. Các thông tin tài chính mà doanh nghiệp cung cấp thường không được giải trình đầy đủ và có thể thiếu trung thực, do đó các cán bộ thẩm định cần phải phỏng vấn kỹ lưỡng: doanh nghiệp ding những nguồn thu
nghiệp sẽ dùng nguồn nào để trả nợ. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện dự án, đã có những biện pháp gì để khắc phục, hạn chế rủi ro.
Để thu được kết quả tôt từ cuộc phỏng vấn, các cán bộ thẩm định phải tạo ra được thái độ cởi mở, bầu không khí thoải mái và quan trọng là nghệ thuật đặt câu hỏi dêt khuyến khích được khách hang nói chuyện, từ đó khai thác được những thông tin cần thiết.
+ Thu thập thông tin từ bên ngoài:
Ngoài thông tin có được từ phía doanh nghiệp xin vay cung cấp, cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin cần thiết từ bên ngoài (cơ quan quản lý kinh tế, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, các văn bản, tài liệu…) các công ty kiểm toán có thể cung cấp những số liệu chính xác về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, và các ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với khách hang sẽ giúp các bộ thẩm định biết được tình hình vay nợ của doanh nghiệp: uy tín của doanh nghiệp trong việc trả các khoản vay… Ngoài ra trung tâm thông tin rủi ro của Ngân hàng nhà nước có thể cung cấp thông tin về tình hình huy động đầu tư của cả đất nước, những thay đổi về chính sách kinh tế, những biến động về thị trường… Từ đó xem xét đánh giá sự tác động như thế nào đến dự án.
Cán bộ thẩm định của Ngân hàng phải điều tra thu thập thông tin trên thị trường: dư luận cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, dư luận xã hội, báo chí, ý kiến của khách hàng có quan hệ với doanh nghiệp, tiến hành điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn để trực tiếp đánh giá khả năng, hiệu quả, trình độ quản lý, chất lượng và uy tín sản phẩm, các hình thái hiện vật và chất lượng của tài sản cố định, sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp.
Việc thu thập thông tin từ bên ngoài đòi hỏi khá nhiều thời gian và chi phí, nhưng hiệu quả của nó mang về lại rất cao, bởi vì nguồn thông tin này rất đa dạng và khách quan.
Để sử lý được tốt nguồn thông tin thì cán bộ thẩm định hay cán bộ tín dụng phải là những người có khả năng dự đoán những biến động của nền kinh
tế. Việc nâng cao chất lượng thẩm định cũng trước hết phải khai thác hết các thông tin liên quan đến tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án. Chính vì vậy có thể nói thông tin là vấn đề quyết định quan trọng đến chất lượng công tác thẩm định.
Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp: Ngân hàng không nên phân tích đánh giá một mình mà nên mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực có liên quan, đặc biệt trong vấn đề thẩm định dự án. Có như vậy ngân hàng mới hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.