Mực nước hồ chứa Cửa Đạt để tận dụng hết cột nước theo điều kiện địa hình khu vực nên MNDBT = 119m là cố định. Mực nước hạ lưu nhà máy sử dụng để tính toán các phương án so sánh là 28.86m.
+ Tuyến đầu mối
Đập tràn: quy mô tràn theo kết quả tính điều tiết lũ Qp0.1% thì lưu lượng xả qua tràn chính Qp0.1% = 10.100m3/s với MNGC = 120,27,. Với kết quả tính toán trong phụ lục thì với Q = 5.421 m3/s tương ứng xả qua 3 khoang tràn (15*16m) trong khi đó quy mô tràn chính gồm 5 cửă (15*16m) với MNGC = 120,27m có thể xả được 9.755 m3/s do đó không cần thiết xả qua tràn sự cố. Còn nếu muốn lợi dụng tràn sự cố thì nền xem xét giảm bớt 1 khoang tràn của tràn chính.
+ Tuyến năng lượng: Được bố trí tại bờ phải với phương án MNDBT = 119, có hạng mục chính như sau:
- kênh dẫn vào: dài 110m; chiều rộng b = 20m - Cửa lấy nước: bao gồm:
+ Cửa vào hầm, được chia làm hai phần với kích thước mỗi phần BxH = 6x13 m bởi trụ pin giữa dày 2m và đặt 2 lưới chắn rác. Chiều rộng toàn bộ cửa vào thay đổi thu dần đến đường kính D = 7,5m; chiều dài đoạn chuyển tiếp là 20m. Đoạn đường hầm tiếp theo D = 7,5m dài 125m (tổng chiều dài từ cửa vào đến giếng cửa van có chiều dài 145m). Lưu lượng lớn nhất qua cửa vào Qmax = 153 m3/s.
+ Giếng cửa van hình chữ nhất tiết diện 7,5 x 9m, chiều sâu 66,7m. Cao độ đỉnh giếng 124,7m và đáy giếng 58m. Dự kiến đặt hai hàng rãnh van sửa chữa và sự cố trong giếng cửa van. Theo hướng dòng chảy bố trí trước cửa van sửa chữa loại phẳng - trượt có kích thước 7,5x7,5m với áp lực thiết kế =
cách cửa vào đường hầm xả sâu vận hành khoảng 50m nên có thể kết hợp sử dụng chung thiết bị cầu trục nâng chuyển tại cửa vào hầm xả lũ vận hành và cửa lấy nước MNTĐ.
- Đường dẫn nước: Bao gồm đường hầm và đường ống thép dẫn nước vào tua bin, chiều dài tổng 686,8 m được phân chia theo các đoạn sau:
+ đoạn hàm nằm thẳng có tim ở cao độ 61,5 m từ giếng cửa van đến đoạn nghiên có đường kính D = 7,5m, dài 552m.
+ đoạn hầm nghiêng có tim ở cao độ 61,5m xuống cao độ 27,54m có chiều dài khoảng 81,8m, đường kính D = 7,5m
+ đoạn hầm cuối nằm thẳng có tim ở cao độ 27,54m từ cuối đoạn nghiên đến đầu đoạn đường ống có đường kính D = 7,5m chiều dài 50m.
+ đoạn ống thép đến tường nhà máy có chiều dài 25m và chuyển dần từ 1 đường ống d - 7,5m sang 2 ống D = 4, 3m để vào tuốc bin.
- Nhà máy thuỷ điện: nhà máy được bố trí nằm ở bờ phải sờn dốc khoảng 350, cao độ thiên nhiên khoảng 60m đến 80m, đây là một vị trí tương đối thoải ước tính tính có khối lượng đào hố móng nhỏ nhất trong phạm vi khu vực bố trị đoạn tuyến công trình, vị trí đặt nhà máy cách tim tuyến đập khoảng 500m. Các kích thước chính của nhà máy kể cả phần chìm là: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao là 49,00x 31,00x44,62 (m).
- Kênh dẫn ra: có chiều dài 138,5m, gồm 2 phần:
+ đoạn sân sau: có chiều dài 28,5m, rộng 38m có độ dốc 1 : 3, đáy kênh từ cao trình 18,38m đến 27,87m gia cố bằng bê tông và chia thành 2 khu: khu sau nhà máy có chiều rộng 28,0m; khu sau ống tới có chiều rộng 10,0m.
+ Đoạn kênh ra nối tiếp sân sau: kênh có độ dốc i = 0,0012 cao độ đầu kênh 27,87m . Mái kênh 1 : 1,0 và 1 : 1,5. Chiều rộng kênh thu hẹp dần từ 38m xuống 25m và đổ ra sông.
- Hạng mục công trình tưới dự phòng (đoạn chia nước và van tưới): Trong trường hợp xảy ra sự cố đối với cả 2 tổ máy cần sủa chữa ngay đồng thời hạ lưu đang cần nước tưới và sinh hoạt, dự kiến đặt đoạn chia nước tưới bằng ống thép D = 3m và dẫn xuống kênh xả hạ lưu. Ống được đấu vào
đường ống thép dẫn nườc áp lực chính D = 7,5m. Đường ống thép D = 3m được dẫn xuống hạ lưu qua phía giàn lắp ráp, cuối đường ống đặt vang tưới D = 2.200mm với Qmax = 93 m3/s. Van tưới dạng hình côn làm nhiệm vụ đóng mở và điều chỉnh nước.
+ Tháp điều áp
Theo những điều kiện thực tế tính toán nêu trên cho thấy đối với phương án Cửa Đạt III không phải xây tháp điều áp.