Hồ sơ pháp lý của dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá. (Trang 38 - 44)

- Cơ sở pháp lý:

1.2.2.Thẩm định dự án đầu tư:

1.2.2.1. Hồ sơ pháp lý của dự án

Các căn cứ để xem xét tính đầy đủ theo luật định của hồ sơ pháp lý: - Công văn số 1359/CP-NN ngày 14/11/1998 của Thủ tướng V/v phê duyệt báo cáo NCTKT dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa.

- Công văn số 464 CV/ĐCKS-ĐTĐC ngày 24/06/1999 của Cục địa chất & Khoáng sản Việt Nam về thông tin khoáng sản vùng Hồ Cửa Đạt.

thực hiện báo cáo NCKT các công trình thủy lợi Tả Trạch, Định Bình, Phước Hòa, Cửa Đạt.

- Tờ trình xin phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi công trình hồ chứa nước Cửa Đạt - tỉnh Thanh Hóa số 1340/TTr - UB ngày 31/05/2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Hồ sơ báo cáo NCKT do Công ty tư vấn XDTL I lập và hoàn chỉnh theo ý kiến tham gia của các cơ quan chức năng trong Bộ Nông nghiệp &PTNT và báo cáo thẩm định của Công ty tư vấn xây dựng Hồng Hà.

- Tờ trình số 1752 BNN/XDCB ngày 15/06/2001 của Bộ No&PTVT V/ v xin phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thị dự án công trình thủy lợi hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa.

- Công văn số 3313 BNN/XDCB ngày 08/11/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v giải trình về một số vấn đề báo cáo nghiên cứu khả thi hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa.

- Công văn số 3746/CV-EVN-KD&ĐNT ngày 21/08/2003 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam V/v thông báo cơ chế chào giá cạnh tranh bán điện lên lưới điện quốc gia.

- Công văn số 103/CV/BNN-XD ngày 20/01/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v góp ý dự thảo quyết định phê duyệt dự án hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa); Định Bình (Bình Định); Phụ lực diễn giải về tổng mức đầu tư dự án công trình thủy lợi đầu mối hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa (kèm theo công văn số 103/CV/BNN-XD ngày 20/01/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

- Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 07/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v đầu tư dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa.

- Công văn số 3645 CV/EVN-KH ngày 28/07/2004 V/v đầu tư phát triển dự án thủy điện Cửa Đạt thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Công văn số 112/ CV/CĐ-TCKT ngày 16/10/2004 V/v đề nghị bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án thủy điện Cửa Đạt của Công ty cổ phần thủy điện Cửa Đạt gửi Bộ Tài chính.

- Công văn số 652/PCVB-KTTH ngày 29/10/2004 của văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài chính V/v bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án Thủy điện Cửa Đạt.

- Công văn số 12840/TC/TCĐN ngày 05/11/2004 của Bộ Tài chính thống nhất cho phép dự án thủy điện Cửa Đạt được vay vốn tín dụng nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho dự án, những không thực hiện trực tiếp bảo lãnh cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần mà chỉ bảo lãnh cho một hoặc các cổ đông sáng lập là các doanh nghiệp Nhà nước (theo quy chế bảo lãnh được ban hành kèm theo quyết định số 233/QĐ- TTg ngày 20/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ).

- Văn bản số 6275/VPCP - KTTH ngày 17/11/2004 của Văn phòng Chính phủ V/v bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án thủy điện Cửa Đạt.

Nhận xét: hồ sơ pháp lý dự án đầy đủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

1.2.2.2.Quá trình hình thành dự án:

Từ năm 1960 - 1990, Viện thiết kế thủy điện (này là Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi I) đã nghiên cứu quy hoạch khai thác sông Chu trong đó đề nghị xây dựng hồ chứa tại khu vực ngã ba Cửa Đạt để điều tiết chống lũ cho hạ du kết hợp phát điện, bổ sung nước cho hệ thống Bái Thượng.

Năm 1990 - 1999, Công ty khảo sát thiết kế điện I (nay là Công ty tư vấn xây dựng điện I) đã nghiên cứu quy hoạch bậc thang thủy điện sông Mã, sông Chu và kiến nghị chọn công trình xây dựng đợt đầu là thủy điện Cửa Đạt có công suất lắp máy 120Mw.

Năm 1998 Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi I đã tiến hành khảo sát thiết kế lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại văn bản số 1359/CP-NN ngày 14/11/1998.

Trên cơ sở hợp đồng khảo sát số 87 ngày 24/05/1999 và hợp đồng thiết kế số 338 ngày 09/12/1999 về đề cương phối hợp khảo sát thiết kế số

dựng điện I đã khảo sát, thiết kế về lập báo cáo khả thi hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa phần công trình và công nghệ tuyến năng lượng và hoàn thành cơ bản trong quý II-2000.

Ngày 07/04/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 348/QĐ- TTg phê duyệt báo cáo NCKT và đầu tư thực hiện dự án hồ chứa nước Cửa Đạt và quyết định chọn tuyến năng lượng là tuyến Cửa Đạt III nằm ở thượng lưu ngã ba sông Đạt sông Chu khoảng 1.000m.

1.2.2.3.Sự cần thiết và quy mô dự án:

Qua nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện năng cho sản xuất và sinh hoạt cho thấy: nhu cầu sử dụng là rất lớn và chúng ta vẫn chưa đáp ứng được.Bởi vậy thời gian vừa qua, rất nhiều công trình điện được ưu tiên xây dựng và khẩn trương đưa vào vận hành đã góp phần làm giảm đáng kể căng thẳng về nguồn điện đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế xã hội. Hiện tại, tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam là 8.749 MW với công suất khả dụng có thể huy động tới 8.454MW, trong đó chủ yếu là thủy điện (chiếm 48,8% tổng công suất lắp đặt), nhiệt điện chiếm 20,5%, tuốc bin khí chiếm 26,6% và diesel chiếm 4,1% (quy hoạch điện V hiệu chỉnh).

Theo dự báo, nhu cầu phụ tải đến năm 2005 và 2010 lần lượt là 48,5-53 tỷ kwh và 88,5-93 tỷ kwh. Để đáp ứng nhu cầu đó, dự kiện đến 2010 - 2020 phải xây dựng thêm các công trình nguồn có tổng công suất là 13.229-32.784 MW với tổng vốn đầu tư gần 21 tỷ USD (quy hoạch điện V hiệu chỉnh).

Những lợi ích mà dự án đem lại: đã được nêu trong báo cáo thẩm định:

* Dự án góp phần cân bằng điện năng và công suất

Hiệu ích công suất của nhà máy thủy điện được đánh giá theo đại lượng đảm bảo về nguồn nước, tham gia phủ biểu đồ phụ tải cực đại của hệ thống năng lượng trong thời kỳ căng thẳng nhất của năm.

Cân bằng công suất tính theo mức đảm bảo của nguồn nước là 90%. Cân bằng công năng lượng tính theo mức đảm bảo của nguồn nước là 50%.

Nhà máy thủy điện Cửa Đạt là một phần của dự án công trình thủy lợi Cửa Đạt, lượng nước để vận hành nhà máy thủy điện Cửa Đạt do hồ chứa thủy điện Cửa Đạt điều tiết do đó việc xây dựng và vận hành phải đồng bộ cùng với công trình hồ chứa nước Cửa Đạt.

Phủ biểu đồ phụ tải của hệ thống điện Miền Bắc

Phủ biểu đồ phụ tải để xác định vị trí làm việc của cụm nhà máy thủy điện Cửa Đạt trong hệ thống. Mức phụ tải ban đầu là năm 2009. Mức phụ tải thiết kế là năm 2010, phương án cơ sở và phương án cao.

Cân bằng công suất của hệ thống điện Miền Bắc

Với công suất lắp máy là 97 MW công trình thủy điện Cửa Đạt phát huy hết công suất trong chế độ làm việc ngày đêm đồng bộ với sự điều tiết của hồ chứa nước Cửa Đạt.

Cân bằng năng lượng của hệ thống điện Miền Bắc

Dựa vào nhu cầu điện năng của 3 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ thẩm định đã khẳng định: Nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt sẽ giúp cân bằng năng lượng của hệ thống điện Miền Bắc.

Tỉnh 2000 2005 2010

E(GWh) Pmax(MW) E(GWh) Pmax(MW) E(GWh) Pmax(MW) Thanh

Hóa

644 120,1 482 183,1 1.434,1 265,1

Nghệ An 372 84,8 624,9 142,4 1.107,6 230,9

Hà Tĩnh 118,8 35 174,3 51,4 397,4 107,4

Hiện nay ba tỉnh này mới chỉ được cấp điện bằng một mạch đường dây 220KV theo tuyến trục thủy điện Hòa Bình - Nha Quan - Thanh Hóa - Hà Tĩnh với tổng chiều dài tới 461km, và hai trạm biến áp 220/110KV Thanh Hóa 2x125MVA và Vinh 2x125MVA.

Do những đặc điểm riêng của mỗi tỉnh, lưới điện chuyển tải 110 KV của khu vực cũng được Tổng sơ đồ V xem xét đưa vào kế hoạch đến năm 2010 với mức độ:

+ Hà Tĩnh : Chỉ có 5 trạm 110 kV với tổng công suất MBA - 196 MVA.

+ Nghệ An : Sẽ có 12 trạm 110 kV với tỏng công suất MBA - 569 MVA.

+ Thanh Hóa: Sẽ có 15 trạm 110 kV với tổng công suất MBA - 759 MVA.

Nhà máy thủy điện Cửa Đạt với vị trí địa lý và mức công suất lắp máy đã được xem xét, cùng với kế hoạch phát triển lưới điện 220 - 110 kV của khu vực, rõ ràng là nó chỉ thích hợp để phát huy vai trò và hiệu quả trong lưới điện 110kV của tỉnh Thanh Hóa và hỗ trợ cho khu vực phía Bắc tỉnh Nghệ An.

Kết quả trên cho thấy nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt cũng là một công trình góp phần làm ổn định cân bằng về công suất và điện lượng cho hệ thống điện miền Bắc và hệ thống điện quốc gia. Giá trị của dự án thể hiện ở chế độ làm việc, phủ phần bán đỉnh biểu đồ ngày đêm điển hình của hệ thống. Ngoài các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện hiện có, trong tương lai cần có thêm các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện mới như Bản Cố, nhạn Hạc, Sao Vang,… mới có thể đảm bảo hoàn toàn phần phụ tải tăng thêm trong những năm tới.

* Góp phần và xu thế cổ phần hoá, đa dạng hình thức chủ sở hữu cùng một lúc giải quyết được cả hai mục tiêu: tăng cường huy động nguồn tài chính; tạo môi trường cạnh tranh để tăng cường năng lực đieuè hành hiệu quả hệ thống. Cũng theo quy hoạch điều chỉnh của ngành điện, vấn đề này được nêu ra: khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia xây dựng các công trình nguồn điện và lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư: nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - vận hành (BO), liên doanh, Công ty cổ phần.

Đa dạng hoá hình thức chủ sở hữu trong ngành điện là đòi hỏi tất yếu, vừa giải quyết các tác động vĩ mô, vừa trực tiếp tiếp sức cho một ngành công nghiệp sống còn. Việc đầu tư các công trình năng lượng cho tới thời điểm này tại Việt Nam chỉ từ các nguồn tài trợ ưu đãi nước ngoài, vốn tín dụng trong

nước, và vốn tự có của các TCT nhà nước, chưa từng sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại nước ngoài.

Nhận xét: Dự án đầu tư vào lĩnh vực đang được khuyến khích đầu tư; Địa điểm thực hiện và quy mô của dự án phù hợp với quy hoạch của ngành và của địa phương.

1.2.2.4.Điều kiện khí hậu - thuỷ văn - địa chất: Được tìm hiểu từ cơ quan khí tượng thuỷ văn và các nguồn tin khác kết hợp với hồ sơ vay vốn đã qua nghiên cứu của chuyên gia về lĩnh vực này tổ thẩm định đi đến những kết luận:

- Mưa:

Mưa trên lưu vực biến đổi theo thời gian và không gian, trong năm được chia ra 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa mù mưa chiếm 70-90% lượng mưa cả năm, 3 tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 đến tháng 9. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 và tháng 7, lượng mưa trong mùa này chỉ chiếm 10-30% lượng mưa trong năm.

Qua phân tích sự biến đổi của mưa trên lưu vực Cửa Đạt thấy được vùng thượng nguồn có lượng mưa nhỏ nhất, vùng trung lưu sông Chu có lượng mưa lớn nhất. Lượng mưa trung bình lưu vực tính đến tuyến đậ Cửa Đạt tính theo phương trình cân bằng nước là 1.500mm.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá. (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w