phân tích độ nhạy.
Dòng tiền của một dự án được chia thành 3 nhóm bao gồm: - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư - Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Dòng tiền của một dự án là tổng hợp của dòng tiền từ 3 nhóm này. Cách lập các nhóm như sau:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có 2 cách lập là cách trực tiếp và cách gián tiếp.
- Cách lập thường dùng là cách gián tiếp:
Từ lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khoản chi phí phi tiền mặt như khấu hao (là khoản chi hí phân bổ cho nhiều năm) và lãi cho vay (thực chất là khoản chi tiền mặt nhưng được tính ở phần chi hoạt động tài chính) và sau đó điều chỉnh cho khoản thay đổi nhu cầu vốn lưu động (thực chất là điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho).
- Dòng tiền ra (chủ yếu): bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu.
- Dòng tiền vào: bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định (thường được lấy bằng giá trị còn lại của tài sản cố định cuối kỳ hoặc ước lượng thực tế) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (thường được lấy bằng nhucầu vốn lưu động cuối kỳ).
Dòng tiền từ hoạt động tài chính
- Dòng tiền vào: bao gồm các khoản như góp vốn tự có, vốn vay.
- Dòng tiền ra: bao gồm các khoản trả vốn gốc và lãi vay, trả cổ tức hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng, v.v…
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp gián tiếp)
Chỉ tiêu Năm
1
Năm 2 Năm 3 Năm X Diễn
giải I. Dòng tiền từ hoạt động
SXKD
1. Lợi nhuận ròng : (lãi+lỗ..) 2. Khấu hao cơ bản: (+) 3. Chi phí trả lãi vay: (+) 4. Tăng giảm nhu cầu vốn lưu động (tăng -, giảm+)
Dòng tiền ròng
II. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
1. Chi đầu tư TSCĐ (-) 2. Vốn lưu động ban đầu: (-) 3. Giá trị thu hồi
- giá trị thanh lý TSCĐ: (+) - Vốn lưu động thu hồi cuối kỳ: (+)
Dòng tiền ròng
III. Dòng tiền từ hoạt động tài chính
2. Vay dài hạn: (-)
3. Trả nợ vay dài hạn: (+) 4. Vay ngắn hạn (-)
5. Trả vốn vay ngắn hạn: (-) 6. Trả lãi vay: (-)
7. Chi cổ tức (chi quỹ phúc lợi, khen thưởng): (-)
Dòng tiền ròng
IV. Dòng tiền ròng của dự án - Dư tiền mặt đầu kỳ
- Dư tiền mặt cuối kỳ
V. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư
- Luỹ kế dòng tiền - Hiện giá dòng tiền
- Luỹ kế hiện giá dòng tiền Các tỷ số đánh giá hiệu quả tài chính
- NPV- IRR - IRR - DSCR
Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựa vào các nhân tố này.
Các bước thực hiện:
- Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy như đã được đề nghị tại bước về phân tích tìm dữ liệu.
- Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất (bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả dự án và khả năng trả nợ).
- Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (với cá chỉ số NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi.
- Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời.
Bước 5: Lập bảng cân đối kế hoạch
- Mục đích.
- cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án.
- tính các tỷ số (tỷ số thanh toán, đòn cân nợ) của dự án trong các năm kế hoạch