ngân sách nhà nước.
Trên thực tế, việc thu hồi nợ đọng thuế là rất khó khăn. Sau nhiều đợt phát động chiến dịch thu hồi nợ đọng thuế nhưng tình hình vẫn rất ít chuyển biến. Việc thực hiện quyết liệt các biện pháp như phê phán trên báo, kiểm soát liên thông tài khoản với ngân hàng, lập các đội đòi nợ đọng thuế... nhưng hiệu quả thu hồi nợ đọng thuế của cơ quan hải quan là không đáng kể, số thuế nợ đọng cũ giải quyết chưa xong thì số nợ đọng mới lại phát sinh. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách khoanh nợ, xóa nợ trong thời gian chờ cổ phần hóa để trốn tránh nghĩa vụ thuế. Vì theo quyết định số 172/2001/QĐ- TTG ngày 05 tháng 11 năm 2001 về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan thì Doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, còn nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, nếu đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tín dụng, mà doanh nghiệp vẫn còn khó khăn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước thì được xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
2.2.1.1. Gian lận trong việc áp mã số thuế để xác định thuế suất của hàng hóa: hóa:
Theo quy đinh hiện hành: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (Nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Thương mại thông báo). Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính.
xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá, được thực hiện theo hướng dẫn về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hiện hành khác.
Lợi dụng cơ chế tự kê khai, tự tính thuế trong quá trình thông quan, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hành vi mô tả sai hàng hoá trên tờ khai Hải quan, đưa hàng hoá từ mã số có thuế suất cao về mã số có thuế suất thấp để gian lận trốn thuế.
Ngoài ra,trong thực tế, để trốn thuế, doanh nghiệp cố tình khai báo sai mã số của hàng hoá nhập khẩu; lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên gọi, đặc biệt là những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm quan để kê khai vào mã số có thuế suất thấp.
Theo thống kê, gian lận, trốn thuế qua việc khai sai mã số thường xảy ra đối với những mặt hàng có sự chênh lệch về thuế là hàng điện tử, điện lạnh, sắt thép, thực phẩm, hàng tiêu dùng... Tình trạng doanh nghiệp gian lận trốn thuế bằng thủ đoạn nhập nhằng trong khai báo hải quan, như: khai báo sai mặt hàng hoặc tính chất mặt hàng để được áp mã số thuế thấp; nhập nhiều, khai ít… cũng diễn ra phổ biến. Có những lô hàng, do khai báo sai mặt hàng dẫn đến chênh lệch thuế vài trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng. Điển hình có lô hàng thép, trị giá trên 550.000 USD của Công ty TNHH Thương mại- sản xuất Nguyễn Minh. Công ty này khai báo nhập khẩu lô hàng thép lá có thuế suất 0%, thực tế kiểm tra, hàng thực nhập là loại thép có thuế suất 4,5%, dẫn đến chênh lệch thuế trên 400 triệu đồng. Hay như lô hàng gốm sứ nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Huy Hân, Đội kiểm soát Hải quan đã phát hiện công ty này nhập khẩu hàng sai khai báo và hàng không khai báo với số lượng lớn, gồm tổng cộng 17.000 cái tách uống trà, 8.000 cái quần và hàng sai khai báo hải quan gồm gần 22.000 sản phẩm gốm sứ các loại. Trị giá lô hàng vi phạm ước tính khoảng gần 270 triệu đồng, gian lận gần 200 triệu đồng tiền thuế. Hay việc một doanh nghiệp tại Hà Nội nhập khẩu 26.000 tấn thép cuộn chứa chất Bo từ Trung Quốc nhưng khai là thép hợp kim, nhằm hưởng thuế nhập khẩu 0%. Việc gian lận thuế nhập khẩu thép này sẽ khiến giá thép nhập khẩu rẻ hơn, doanh nghiệp sản xuất thép trong nước không thể cạnh tranh được, và nguy cơ phải ngừng
sản xuất rất có thể xảy ra. Trong khi đó, theo quy định, thép có chứa chất Bo cũng giống như thép xây dựng nhập khẩu thông thường phải chịu thuế suất nhập khẩu 12%. Vụ việc được Hiệp hội Thép Việt Nam phát hiện và trình báo cơ quan chức năng điều tra, truy thu thuế. Ngay sau đó liên Bộ Tài chính và Công thương đã kiểm tra, xác minh, phát hiện gian lận và thống nhất truy thu thuế loại thép này ở mức 15% và truy thu cả những lô thép đã nhập khẩu.
Thậm chí nhiều trường hợp, doanh nghiệp đã cố tình tháo bỏ một số bộ phận cấu thành của máy móc, thiết bị vận tải để khai báo hàng hóa thuộc dạng chưa đồng bộ để tránh thuế hàng đồng bộ. Đối với trường hợp hàng hoá là nguyên chiếc có thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn thuế suất thuế nhập khẩu của các chi tiết tháo rời thì doanh nghiệp nhập khẩu không đầy đủ các chi tiết rời của một sản phẩm (nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời không đồng bộ trong từng lô hàng nhập khẩu nhưng lại là đồng bộ qua nhiều lô hàng nhập khẩu) để được phân loại theo từng chi tiết linh kiện...
Từ các vụ gian lận thuế nhập khẩu cho thấy, khi không kiểm soát chặt chẽ các hành vi gian lận thuế sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Thứ nhất, gian lận thuế khiến ngân sách Nhà nước mất đi nguồn thu rất lớn. Giải pháp kích cầu với một khoản tiền lớn mà Chính phủ đang thực hiện chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, thuế là nguồn thu chính của ngân sách. Gian lận và thất thu thuế nhiều khiến thâm hụt ngân sách tăng cao hơn. Thứ hai, gian lận thuế sẽ khiến các ngành hàng cùng loại phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh, nhẹ thì bị sụt giảm lượng bán ra, thu hẹp sản xuất, nặng thì sụp đổ cả một ngành sản xuất trong nước, kéo theo nhiều lao động mất việc làm.
Câu hỏi được đặt ra là hiện có bao nhiêu mặt hàng đang diễn ra tình trạng gian lận thuế? Số thất thu thuế là bao nhiêu? Theo Bộ Tài chính, mỗi năm, số tiền mà Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế phát hiện sai phạm, truy thu thuế lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong đó có một phần không nhỏ gian lận thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu. Đây mới chỉ là thống kê chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết thực tế. Tình trạng gian lận thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp. Trong đó, gian lận thông qua khai báo mã số và xuất xứ hàng hóa là hai hình thức phổ biến và có dấu hiệu gia tăng. Đây là thực tế đáng lo ngại, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay. Bởi Việt Nam đã hội nhập khu vực và nền kinh tế thế giới, theo đó nhiều dòng thuế được cắt giảm và mức ưu đãi khác nhau. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng để trục lợi, thực hiện hành vi bất chính.
Trong điều kiện chưa áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO (trước 2004), Việt Nam sử dụng bảng giá tối thiểu, bảng giá kiểm tra để làm công cụ chủ yếu chống gian lận thương mại qua giá. Điều đó có nghĩa là hàng hoá nhập khẩu sẽ được xác định giá tính thuế trên cơ sở so sánh với giá tối thiểu. Giá tính thuế sẽ luôn luôn cao hơn hoặc bằng mức giá tối thiểu đã quy định. Trong trường hợp hàng không có giá tối thiểu thì sẽ so sánh giá nhập khẩu với giá kiểm tra do cơ quan Hải quan xây dựng. Như vậy, với quy định hiện hành, nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá với giá cao hơn giá tối thiểu thì họ sẽ tìm cách khai báo thấp hơn hoặc bằng giá tối thiểu để giảm bớt số thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Còn nếu doanh nghiệp thực sự nhập khẩu hàng hoá với giá thấp hơn giá tối thiểu thì lại phải nộp thêm một khoản nữa vào số thuế mà lẽ ra doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước.
Để đạt được mục đích cục bộ, doanh nghiệp thường dàn xếp để ngụy tạo hợp đồng nhập khẩu có đầy đủ các điều khoản như quy định nhưng với giá nhập khẩu thấp hơn, thậm chí thấp hơn rất nhiều, so với giá thực tế mà họ phải trả. Trong khi đó, với hệ thống pháp lý hiện hành, cơ quan Hải quan chưa có đủ thẩm quyền kiểm tra tính chính xác, trung thực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Do vậy, mặc dù đảm nhận vai trò là “tấm lưới” sàng lọc và ngăn ngừa gian lận thương mại qua giá nhưng hệ thống bảng giá tối thiểu, bảng giá kiểm tra hiện hành vô hình chung lại trở thành lá chắn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không trung thực gian lận trị giá, và ngược lại trở thành rào cản đối với hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp trung thực. Rõ ràng, cơ chế quản lý theo giá tối thiểu đã bộc lộ những sơ hở và bất hợp lý, và vẫn không thể giải quyết được tình trạng gian lận giá ngày càng phổ biến.
Từ ngày 01/01/2006, ngành Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, bổ sung. Theo đó, phương pháp quản lý hàng hoá xuất, nhập khẩu chuyển từ “tiền kiểm sang hậu kiểm” trên cơ sở phương pháp quản lý Hải quan hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro, hàng hoá được phân luồng kiểm tra căn cứ vào các tiêu chí quản lý rủi ro và các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn. Đây là sự chuyển biến mang tính cách mạng của ngành Hải quan, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, vừa đảm bảo quản lý Nhà nước về Hải quan trong tình hình mới. Đồng thời, đây cũng là một thách thức lớn cho ngành Hải quan, đặc biệt là đối với lực lượng làm công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (kiểm soát Hải quan).
Từ khi Việt nam thực hiện Hiệp định trị giá GATT, doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế. Lợi dụng sự thông thoáng của quy
định nêu trên, không ít doanh nghiệp đã khai báo giá tính thuế hàng hóa thấp hơn thực tế, nhằm gian lận số thuế phải nộp.
Hiện tại theo thống kê khoảng 80% lô hàng được thông quan ngay và chỉ có 20% lô hàng phải kiểm tra thực tế Theo thống kê của Trung tâm Phân tích phân loại (PTPL) ngành hải quan, qua tiếp nhận, xử lý hơn 40.000 mẫu hàng hóa XNK theo yêu cầu của các đơn vị hải quan, kết quả PTPL đã làm thay đổi khoảng 60% mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng. Trong đó, Trung tâm đã thay đổi mã số theo hướng tăng thuế suất là khoảng 25-30%; giảm thuế suất 8-10%, còn lại là thay đổi mã số khác, nhưng không thay đổi thuế suất. Như vậy, trên thực tế, có khoảng hơn 10.000 mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế so với khai báo của chủ hàng. Đặc biệt, có những mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế suất từ 0% lên 30 hoặc 40%.
Ông Văn Bá Tín, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan TP Hà Nội) cho biết, 90% trường hợp kiểm tra tại trụ sở DN sau khi thông quan đều có vấn đề liên quan đến giá tính thuế. Thực tế này cho thấy, tình trạng khai báo sai trị giá tính thuế hàng hóa đang diễn ra khá phổ biến, gây khó khăn cho ngành hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Các hành vi gian lận thường được các doanh nghiệp thực hiện dưới các hình thức sau:
- Dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan Hải quan (GTT22) để khai báo trị giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp
hơn trị giá giao dịch thực tế, sau đó khai thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã nhập khẩu trước đó.