Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước (Trang 64 - 74)

- Lực lượng kiểm soát Hải quan các cấp đã vận hành hệ thống quản lý rủi ro một cách đồng bộ trong toàn Ngành, bước đầu phục vụ hiệu quả quy

3.2.2.3.Giải pháp khác

- Mở rộng loại hình kho ngoại quan, kho bảo thuế và chợ nguyên phụ liệu để góp phần đảm bảo kịp thời nhu cầu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu:

Theo pháp luật về hải quan và thông lệ quốc tế thì kho bảo thuế là kho được thành lập để lưu giữ nguyên liệu nhập khẩu dùng để cung ứng cho sản xuất của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế. Nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; khi sử dụng, hàng hóa đó phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác. Còn kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuế kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Khi có nhu cầu về vật tư, hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục hải quan, nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác trước khi thông quan. Đối với loại hình chợ nguyên phụ liệu được tổ chức hoạt động dưới hình thức

mà không chịu áp lực phải nhập khẩu để dự trữ vật tư, nguyên liệu để phục vụ kịp thời nhu cầu cho sản xuất.

Như vậy, nếu hội đủ các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt chế độ kiểm tra, giám sát hải quan thì việc phát triển kho ngoại quan, kho bảo thuế, chợ nguyên phụ liệu có tác dụng góp phần đảm bảo kịp thời nhu cầu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo quản lý chặt chẽ từ khi thông quan đến quá trình sản xuất, nhưng khong bị lệ thuộc vào việc nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác để nhập khẩu vật tư, nguyên liệu để dự trữ phục vụ sản xuất. Đây được xem là bước đi cần thiết để từng bước xóa bỏ cơ chế ân hạn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyen liệu( 275 ngày) như qui định hiện hành.

- Sử dụng đồng bộ chính sách ân hạn thuế, bảo lãnh và ký quĩ nộp thuế nhằm đảm bảo thu đủ thuế, hạn chế tình trạng nợ đọng thuế:

Để tiếp tục đảm bảo môi trường thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời vẫn phải đảm bảo chặt chẽ trong công tác quản lý, chống hiện tượng chây ỳ, lợi dụng để chiếm đoạt tiền thuế cần qui định thêm các điều kiện ràng buộc như phải đảm bảo mức độ tín nhiệm hoặc có bảo lãnh, tín chấp… để gắn trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc nộp thuế, hạn chế nợ đọng thuế kéo dài.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu khuyến khích tối đa xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước, nhưng vẫn đảm bảo thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước, sớm chấm dứt tình trạng nợ đọng, chiếm dụng tiền thuế thì cần phải sửa đổi, bổ sung về thời hạn nộp thuế theo hướng chỉ cho phép đối tượng nộp thuế đảm bảo đủ tín nhiệm, có quá trình chấp hành tốt chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước. Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đảm bảo điều kiện theo tiêu chí trên đây thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số thuế phải nộp. Việc sửa đổi, bổ sung qui định về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như trên là phù hợp với chuẩn mực về bảo lãnh thuế theo công ước KYOTO.

Theo công ước KYOTO, cơ quan hải quan được quyền yêu cầu bảo lãnh hay vật thế chấp để đảm bảo rằng người khai hải quan sẽ thực hiện đầy đủ bất cư nghĩa vụ nào về thủ tục hải quan và nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Mục đích trước tiên của việc bảo lãnh là đảm bảo việc nộp các khoản thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Mặt khác, việc bảo lãnh cũng có thể được yêu cầu để đảm bảo việc hoàn thành bất cứ một nghĩa vụ nào khác mà ngừoi khai hải quan có thể liên quan đến thủ tục hải quan hay bất

cứ yêu cầu nào khác được cơ quan hải quan qui định cụ thể. Do đó, luật pháp quốc gia phải bao gồm những qui định để cơ quan hải quan có thể nhận một khoản bảo lãnh theo bất cứ thủ tục hay thông lệ thích hợp. Vì việc cấp một khoản bảo lãnh thường phải phát sinh chi phí và các khoản chi phí này được cộng vào chi phí kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu. Cho nên những qui định liên quan đến việc bảo lãnh cần phải qui định cụ, rõ ràng đối với đối tượng nộp thuế.

Luật pháp quốc gia sẽ qui định chi tiết về việc xác định việc bảo lãnh, hình thức trong đó khoản bảo lãnh được qui định thống nhất. Khi cơ quan hải quan yêu cầu bảo lãnh để đảm bảo việc nộp thuế và bất cứ nghĩa vụ nào khác thì đối tượng nộp thuế phải thỏa thuận với tổ chức có tư cách pháp nhân đứng ra bảo lãnh về số thuế phải nộp. Tồ chức đứng ra bảo lãnh phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế trước cơ quan hải quan. Khoản bảo lãnh thường phải tương đương với khoản giá trị thực sự hay qui ước có thể phát sinh từ nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan hải quan.

Ở nước ta, việc xác định cơ chế bảo lãnh theo phương thức tín chấp đã được áp dụng từ lâu đối với các khoản bão lãnh tín dụng cho vay. Tuy nhiên, bảo lãnh cho đối tượng nộp thuế về các khoản thuế phải nộp chưa được áp dụng. Trong điều kiện cụ thể của nước ta, việc áp dụng đồng bộ việc bảo lãnh bằng tín chấp dựa trên cơ sở đánh giá chấp hành tốt pháp luật về thuế.

Ngoài ra, yêu cầu đảm bảo tính minh bạch trong việc hạch toán, chế độ hóa đơn chứng từ, chế độ thanh quyết toán các khoản phải thu, phải trả cũng là điều kiện cần thiết. Khi đó cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận được xem là hình thức bảo lãnh để được hưởng thời hạn nộp thuế theo qui định của pháp luật.

Khi đối tượng nộp thuế được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp, thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá thời hạn nộp thuế. Trong trường hợp thời hạn bảo lãnh ngắn hơn thời hạn nộp thuế hoặc chưa hết thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh phải có trách nhiệm nộp số tiền thuế. Trong điều kiện cụ thể của Việt nam, có thể áp dụng như kinh nghiệm của nhiều nước, sau khi cơ quan hải quan chấp nhận bảo lãnh, cả tổ chức bảo lãnh hay người bảo lãnh đều không được hủy ngang bảo lãnh đó, cho tới khi cơ quan hải quan thông báo rằng qui trình, thủ tục hải quan và các nghĩa vụ nộp thuế đã được hoàn tất. Hình thức bảo lãnh được thực hiện dưới dạng thư bảo lãnh. Việc bảo lãnh số thuế phải nộp sẽ phát sinh chi phí kinh doanh cho

nộp bảo lãnh, khoản bảo lãnh phải nộp ở mức càng thấp càng tốt và đối với việc nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các khoản thuế khác không vượt quá tổng số thuế phải nộp. Vì vậy, việc áp dụng hình thức bảo lãnh tín dụng cần phải xuất phát từ lợi ích của đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế sẽ tính toán giữa lợi ích mang lại giữa việc phải phát sinh chi phí bảo lãnh và nộp xong thuế trước khi nhận hàng để quyết định việc áp dụng cơ chế bảo lãnh thuế hoặc nộp xong thuế trước khi nhận hàng.

Từ những lý giải nêu trên, việc áp dụng hình thức bảo lãnh nào cũng cần ở mức độ cần thiết để đảm bảo thu đủ tiền thuế cho ngân sách nhà nước. Việc thực hiện các chuẩn mực theo công ước KYOTO nêu trên đảm bảo vừa thu đủ tiền thuế, nhưng cũng không tạo cho đối tượng nộp thuế quá khó khăn trong việc nộp thuế. Đây là điều kiện tạo nên môi trường sản xuất, kinh doanh được bình đẳng, minh bạch, hài hòa lợi ích giữa nhà nước và đối tượng nộp thuế cần được nghiên cứu để triển khai áp dụng tại Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện Việt nam đã trở thành thành viên của tổ chức WTO.

- Tăng cường công tác tuyên truyền:

Để thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế thì đối tượng nộp thuế cần phải có khả năng hiểu biết pháp luật về thuế. Trong trường hợp đối tượng nộp thuế chưa nắm bắt đầy đủ, hoặc không thể tự mình xác định số thuế phải nộp thì cơ quan hải quan phải có trách nhiệm hướng dẫn cho đối tượng nộp thuế. Vì vậy, cần qui định rõ quyền của đối tượng nộp thuế được yêu cầu cơ quan hải quan trong việc hướng dẫn thực hiện pháp luật thuế; cung cấp thông tin tài liệu thực hiện nghĩa vụ thuế; giải thích việc tính thuế, ấn định thuế đặc biệt là được giữ bí mật thông tin; được bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan không làm đúng gây ra. Việc bổ sung một số quyền cho người nộp thuế là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch trong quản lý thuế như bảo mật thông tin về đối tượng nộp thuế để khẳng định độ tin cậy của người nộp thuế với cơ quan hải quan trong việc bảo mật bí mật kinh doanh của người nộp thuế. Nếu không đảm bảo bí mật thông tin cho người nộp thuế thì sẽ ít có khả năng người nộp thuế cung cấp thông tin thiếu trung thực, dẫn đến cơ quan hải quan không có cơ sở thông tin để quản lý thuế.

Ngoài ra, để làm tốt công tác tổ chức thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn về chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để đối tượng nộp thuế thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tự kê khai thuế, tự nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông qua công tác tuyên truyền làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu rõ bản chất của thuế nói chung, trong đó có thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Từ đó, tạo sự đồng tình cao đối với các chính sách thuế đối với hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu của Nhà nước, sẵn sàng và tự nguyện cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan để thu thuế, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Vận động mọi người thực hiện tốt các chính sách thuế của Nhà nước. Mục tiêu của công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế là thông qua việc cung cấp đầy đủ và có chất lượng cao dịch vụ hỗ trọ về thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo qui định của các luật thuế trên cơ sở hiểu nội dung qui định cụ thể của các chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế.

Nội dung công tác tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

+ Tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời cho mọi đối tượng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu về chính sách thuế, về thủ tục kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Giải đáp kịp thời những vướng mắc về chính sách thuế, mã số thuế, thuế suất, giá tính thuế, thủ tục nộp, thanh quyết toán các nghĩa vụ thuế phải nộp.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu và các chỉ tiêu đánh giá, phân loại đối tượng nộp thuế

Để có cơ sở trong việc xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của Hiệp định thực hiện điều VII- Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), trong đó để làm rõ nội dung khai báo và thực tế phải thanh toán của đối tượng nộp thuế với nhà xuất khẩu cần phải có cơ sở thông tin chính xác, kịp thời để làm cơ sở đưa ra quyết định áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế cho phù hợp. Bên cạnh đó, để tránh sự tranh chấp giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan hải quan trong việc phân loại, áp mã hàng hóa cần phải nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ phân tích, phân loại hàng hóa phục vụ kịp thời thông quan hàng hóa, đồng thời hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện việc tự kê khai thuế, nộp thuế được chính xác. Từ đó, sẽ góp phần làm giảm thiểu những thay đổi về số thuế phải nộp và số thuế đã nộp cũng là tiền đề để nhằm hạn chế nợ đọng thuế.

Ngoài ra, như đã phân tích, một trong những nguyên nhân phát sinh tình trạng nợ đọng thuế là việc điều trỉnh số thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp sau khi hàng hóa đã được thông quan, vì vậy phần lớn đối tượng nộp thuế đều cho rằng trách nhiệm chính do cơ quan hải quan. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức hải quan trong việc phân tích, phân loại, áp mã số thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Vì vậy, cần làm tốt công tác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá tính thuế; tăng cường các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ, phân tích, phân loại, áp mã số thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cần phải nâng cao hơn nữa năng lực của cơ quan hải quan trong việc phân tích, phân loại, áp mã số thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm đảm bảo việc áp mã số thuế tuân thủ theo đúng chuẩn mực quốc tế về phân loại và mã hóa hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Đổi mới qui trình thủ tục hải quan cho phù hợp cơ chế tự kê khai thuế, tự nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Việc đổi mới qui trình thủ tục thu nộp thuế, theo hướng đối tượng nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác, mình bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai; nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan, tính thuế và nộp thuế vào ngân sách nhà nước cầm phải đổi mới qui trình thủ tục hải quan, nhằm đảm bảo tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trong việc đối tượng nộp thuế tự kê khai, bao gồm áp mã số thuế, giá tính thuế…; đồng thời tăng cường trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc kiểm tra tính chính xác của việc kê khai thuế, nộp thuế của đối tượng nộp thuế. Vì vậy, cần phải nghiên cứu sửa đổi qui trình thủ tục hải quan hiện hành cho phù hợp với qui trình thủ tục kê khai, nộp thuế cũng như phải đảm bảo phù hợp với qui định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc tổ chức thu, quản lý, chế tài xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Để đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản nợ đọng thuế, cần có cơ chế phối hợp giữa Bộ tài chính và các Bộ có liên quan như: Bộ công an, Bộ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các tổ chức tín dụng để thu ngay vào ngân sách nhà nước các khoản nợ đọng có khả năng thu hồi trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có liên quan đến lĩnh vực thuế; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Quy chế trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan nhằm đảm bảo thu đủ các khoản nợ đọng thuế. Trong đó, phối hợp

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước (Trang 64 - 74)