- Chia nhỏ linh kiện, phụ tùng của sản phẩm nguyên chiếc để gian lận giá: Lợi dụng chính sách thuế hiện hành thuế suất đối với linh kiện hoặc
2.2.1.4. Gian lận thuế do chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa
Trong tổng số nợ đọng thuế, thì trường hợp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy nợ thuế tính theo tỷ lệ nội địa hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 23,56% trong tổng số nợ đọng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay. Số tiền thuế phải truy thu theo tỷ lệ nội địa hóa xe
máy tại thời điểm năm 2001 vào khoảng 600 tỉ đồng nhưng đến khi chấm dứt chính sách này vào cuối năm 2002 thì số nợ đọng thuế là 1.031 tỷ đồng và đến hết năm 2007 vẫn còn 727 tỷ đồng. Với khoản tiền thuế nhập khẩu phải truy thu lớn như vậy nên có không ít doanh nghiệp đã âm thầm, lặng lẽ giải thể không tiếp tục hoạt động để trốn tránh khoản thuế bị truy thu. Số còn lại thì sau khi quyết toán bù trừ giữa số tiền thuế phải truy thu và truy hoàn thì một số doanh nghiệp khác vẫn treo nợ không chịu nộp. Các doanh nghiệp nợ thuế do không có khả năng nộp số tiền truy thu khá lớn như vậy nên tình trạng nợ đọng là không thể tránh khỏi. Do bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan nên các doanh nghiệp này không trực tiếp nhập khẩu bộ linh kiện nữa mà mua lại của các doanh nghiệp nhập khẩu khác hoặc nhập khẩu ủy thác qua đơn vị khác(với pháp nhân khác) để về lắp ráp cùng với phụ tùng sản xuất trong nước.
Lợi dụng kẽ hở trong việc xác nhận tỷ lệ nội địa hóa của Bộ Công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy trong nước đã gian lận trong kê khai về tỷ lệ nội địa hóa và số lượng linh kiện xe máy nhập khẩu. Thực tế trên đã dẫn tới việc cơ quan hải quan phải tính lại số thuế nhập khẩu phải nộp và ra quyết định truy thu thuế. Do các biện pháp quản lý triển khai thiếu đồng bộ, kịp thời nên đã xảy ra tình trạng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy gian lận trong việc kê khai tỷ lệ nội địa hóa để được hưởng mức thuế suất thấp đối với bộ linh kiện, phụ tùng nhập khẩu.