Các mục tiêu chống thất thu thuế nhập khẩu của Chính phủ

Một phần của tài liệu Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước (Trang 50 - 52)

- Lực lượng kiểm soát Hải quan các cấp đã vận hành hệ thống quản lý rủi ro một cách đồng bộ trong toàn Ngành, bước đầu phục vụ hiệu quả quy

3.1.1. Các mục tiêu chống thất thu thuế nhập khẩu của Chính phủ

Năm 2009, mặc dù bị tác động bởi những điều chỉnh chính sách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, song kết quả thu ngân sách qua hàng hóa XNK do ngành Hải quan thực hiện vẫn đạt và vượt chỉ tiêu, đạt 132.000 tỷ đồng, tăng 5,5% so với dự toán năm và tăng 3,4% so với năm 2008. Song nói gì thì nói những chính sách điều hành hoạt động XNK, điều chỉnh thuế suất thuế XK, thuế NK của nhiều nhóm mặt hàng; việc cho phép giãn, giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ DN kinh doanh gặp khó khăn... cũng phần nào tác động đến số thu ngân sách của ngành Hải quan. Trong điều kiện đó việc đề ra các biện pháp tăng thu ngân sách của ngành Hải quan có vai trò quan trọng.

Tăng cường chống thất thu, khai thác hiệu quả các nguồn thu là một trong những biện pháp mà ngành Hải quan đã áp dụng trong năm 2009 nhằm tăng thu ngân sách. Đó là thực hiện Chỉ thị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống thất thu thuế, triển khai các biện pháp để tăng cường thu ngân sách, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN chủ động hoạt động XNK. Đồng thời công tác kiểm tra sau thông quan đã hạn chế thấp nhất việc DN lợi dụng sơ hở tại các khâu trước và trong thông quan nhằm gian lận, trốn thuế. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời những kẽ hở của chính sách pháp luật, những khoảng trống trong quản lý, kịp thời khắc phục, truy thu thuế lớn. Công tác phân tích phân loại hàng hoá XNK chống gian lận thương mại qua mã số HS cũng được tăng cường, góp phần thu đúng, thu đủ thuế cho Nhà nước.Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì việc chống thất thu thuế nhập khẩu là việc làm cấp bách, quan trọng không những của ngành hải quan mà còn của các Bộ, Ngành liên quan.

Đến năm 2010 ngành hải quan sẽ tăng cường công tác thu hồi nợ đọng, giảm nợ cũ, thu hồi nợ thuế trên 1.000 tỷ đồng. Chú trọng công tác kiểm tra sau thông quan phục vụ đắc lực nhiệm vụ thu ngân sách, khắc phục những sơ hở, yếu kém trong quá trình làm thủ tục hải quan. Tăng cường công tác kiểm soát hải quan nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng, chống thất thu thuế. Đồng thời nâng cao năng lực công tác phân tích phân loại hàng hoá, chống gian lận thương mại qua mã số góp phần thu đúng, thu đủ thuế cho Nhà nước, bảo vệ cộng đồng, an toàn môi trường, an ninh xã hội. Bên cạnh đó, ngành Hải quan tiếp tục thực hiện tốt Đề án quản lý giá tăng cường các biện pháp chống gian lận thương mại qua giá tính thuế.

Ngành Hải quan cũng sẽ tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với các DN trọng điểm, mặt hàng trọng điểm, chủ động thu thập, nghiên cứu, xử lý thông tin về hoạt động gia công, sản xuất XK theo ngành hàng, nhóm mặt hàng để lựa chọn đối tượng kiểm tra, góp phần thu đúng thu đủ cho NSNN.

Chính sách ân hạn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo tính rõ ràng, công bằng, minh bạch, ổn định và không phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đúng thời hạn; Các quy định xử lý đối với các đối tượng chậm nộp phải phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng ý thức, sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế và xử lý phải đảm bảo công bằng.

Hạn chế tình trạng thất thu thuế, đồng thời tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế có điều kiện tài chính để nộp thuế cần có sự ràng buộc, gắn trách nhiệm nộp thuế mới phát sinh và số tiền thuế còn nợ của đối tượng nộp thuế với điều kiện làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

Áp dụng chính sách ân hạn thuế dựa trên cơ sở ý thức chấp hành pháp luật về thuế và hải quan của đối tượng nộp thuế. Để tránh tình trạng lợi dụng chính sách ân hạn để chây ỳ, trốn thuế, chỉ có thể áp dụng chính sách ân hạn nộp thuế đối với các đối tượng có quá trình chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, không còn nợ thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt, chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; gắn điều kiện để được ân hạn thuế với điều kiện để được thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

Việc xác định đối tượng nộp thuế có quá trình chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, về hải quan trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu để làm cơ sở cho phép ân hạn thuế và ưu tiên làm thủ tục hải quan. Để làm được điều đó, cần phải xấy dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, trong đó các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm: tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế, chấp hành pháp luật về hải quan, thực hiện chế độ báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu thông tin phải đảm bảo thống nhất, đồng bộ với việc đánh giá chấp hành pháp luật của người khai hải quan và phải được kết nối trên tất cả các điểm thông quan trong cả nước làm cơ sở để ra quyết định thông quan hàng hóa.

Cơ quan hải quan phải tổ chức hệ thống kế toán để theo dõi, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến từng đối tượng nộp thuế nhằm ghi chép, phản ánh chính xác các khoản nợ thuế phải trả của đối tượng nộp thuế; thường xuyên đối chiếu các khoản nợ phải đến hạn phải trả, nợ phát sinh, nợ quá hạn giữa cơ quan hải quan và đối tượng nộp thuế. Thông tin về nợ thuế quá hạn phải được cập nhật thường xuyên trên hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan để làm cơ sở cho các đơn vị hải quan các cấp kiểm

Một phần của tài liệu Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w