KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện tỉnh Thanh Hoá (Trang 27)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thanh Hoá là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Bắc trung bộ nằm dọc trên quốc lộ 1A, đường Hồ chí Minh và đường sắt thống nhất, là cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam. Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18′ Bắc đến 20°40′ Bắc, kinh tuyến 104°22′ Ðông đến 106°05′ Ðông. Phía Bắc tiếp giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía Nam và Tây Nam giáp Nghệ An; phía Tây giáp nước CHND Lào với đường biên giới 192 km với 3 cửa khẩu Quốc tế là cửa khẩu Na Mèo (huyện Quan sơn), cửa khẩu phụ Tén Tằn (Huyện Mường lát) và cửa khẩu Bát Mọt (Huyện Thường xuân); Phía đông Thanh Hoá mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Ðông với bờ biển dài hơn 102 km. Dân số 31/12/ 2007 trên 3,7 triệu người, bao gồm 7 dân tộc anh em là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ mú; Mật độ dân số trung bình là 328 người/km2, được phân bổ trên toàn vùng lãnh thổ bao gồm 01 thành phố(đô thị loại 2), 02 thị xã, 24 huyện với 634 xã, phường, thị trấn. Có diện tích tự nhiên là 11.168 km2 đứng thứ 4 trong cả nước, chia làm 3 vùng: Đồng bằng ven biển, trung du và miền núi.

Miền núi và trung du: Chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hoá, có vị trí

chiến lược về kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh của Tỉnh, khu vực tây bắc và cả nước, bao gồm 11 huyện Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành, có diện tích tự nhiên 8.570 Km2, bằng 72,2% diện tích tự nhiên của tỉnh,

chiếm 28% dân số toàn tỉnh với 1.878 làng bản và 219.318 hộ, trong đó đồng bào dân tộc ít người có gần 600.000 người (Thái, Mường, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú) chiếm 57,5% dân số vùng miền núi phía tây, mật độ dân cư 111 người /Km2.

Vùng đồng bằng và ven biển: Có diện tích tự nhiên 2.546,3 km2 bằng

22,9% diện tích đất tự nhiên; gồm 16 huyện thị và thành phố. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và phát triển kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đây là vùng đồng bằng lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Ðồng bằng Thanh Hoá có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ.

2.1.2. Phát triển kinh tế -xã hội

Trong những năm đầu 2001 – 2005 của thời kỳ quy hoạch 2001 – 2010, kinh tế của tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, nhiều chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế không đạt mục tiêu đề ra như tốc độ tăng trưởng, giá trị hàng hóa xuất khẩu và huy động vốn đầu tư trên địa bàn, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng cường, những vấn đề xã hội bức xúc được tập trung giải quyết, đời sống của nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 9,1%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996–2000 (7,3%), đạt 91% mục tiêu Đại hội. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 430 USD, đạt 93,5% mục tiêu Đại hội.

Định hướng phát triển giai đoạn 2006 – 2010: Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển mạnh nguồn nhân lực, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đẩy mạnh xã hội hoá và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động văn hoá, xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố

quốc phòng–an ninh; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 12–13%. GDP bình quân đầu người đạt 780–800 USD, tăng 1,8 lần so với năm 2005.

Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế của tỉnh là một thị trường đầy tiềm năng tạo điều kiện cho các ngành phát triển: như ngành du lịch, dịch vụ...Các khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị mới phát triển nhanh và ngày càng mở rộng như khu vực cảng biển Nghi Sơn Tĩnh gia đang ngày càng được mở rộng và phát huy hiệu quả, với Nhà Máy Xi măng Nghi Sơn, Xi Măng Công Thanh, Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, khu du lịch biển Sầm Sơn mỗi năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách… đã đem lại nguồn lợi đáng kể; đời sống của nhân dân ngày được nâng lên, Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng cao, cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ phát triển nhanh đặc biệt là trong xu hướng hội nhập toàn cầu hoá hiện nay, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Thanh Hoá càng thể hiện rõ ưu thế, tiềm năng thế mạnh của mình trong việc phát triển các ngành kinh tế, bên cạnh đó tỉnh cũng luôn nhận được nhiều chính sách quan tâm của nhà nước. Tất cả những yếu tố đó đã, đang và sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển.

Trong lĩnh vực Bưu chính-Viễn Thông là một ngành có tốc độ phát triển nhanh và cũng là ngành đang có sự cạnh tranh lớn, mặc dù vậy Thanh Hoá là một tỉnh có đặc thù có các vùng địa lý khác nhau, là cầu nối giao thông thuỷ bộ cho các tỉnh Bắc Nam qua lại, nên nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc, trao đổi hàng hoá trong phạm vi tỉnh, cũng như giữa tỉnh với các tỉnh thành phố khác trong cả nước và quốc tế ngày càng cấp thiết và sôi động. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho doanh nghiệp Bưu chính-Viễn thông kinh doanh, phục vụ trên địa bàn.

2.2. TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THANH HOÁ

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Thanh Hoá

2.2.1.1. Đặc điểm của Bưu điện Thanh Hoá

Bưu điện tỉnh Thanh Hoá là Doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính (VNPost), được thành lập theo quyết định số

579/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, hạch toán phụ thuộc, là một đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động công ích cùng các đơn vị thành viên phụ thuộc khác trong một dây chuyền công nghệ Bưu chính Viễn thông liên hoàn thống nhất trong cả nước; có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, quan hệ tài chính, phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông để thực hiện những mục tiêu kế hoạch do Tổng công ty giao.

Bưu điện tỉnh Thanh Hoá là tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh

doanh và phục vụ công ích các dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Bưu điện tỉnh Thanh Hoá có trụ sở chính tại địa chỉ 33 Trần phú, phường Điện biên, TP Thanh Hóa, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động theo quy định và phân cấp quản lý của Tổng công ty Bưu chính Việt nam.

Bưu điện Thanh Hoá được Tổng Công ty giao nhiệm vụ quản lý tổ chức hoạt động kinh doanh và phục vụ các dịch vụ Bưu chính, viễn thông tại các Bưu cục, Đại lý Bưu điện, các điểm Bưu điện văn hoá xã trên địa bàn tỉnh Thanh hoá; Đảm bảo thông tin Bưu chính phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp, phục vụ yêu cầu thông tin trong đời sống kinh tế xã hội các ngành và nhân dân trên địa bàn quản lý.

2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Thanh Hoá

Bưu điện tỉnh Thanh Hóa có chức năng, nhiệm vụ tổ chức kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, chuyển phát, phát hành báo chí, tài chính, ngân hàng và hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông cung cấp, kinh doanh các dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh; có chức năng tổ chức cung cấp các dịch vụ công ích theo quy hoạch, kế hoạch phát triển do Tổng công ty Bưu chính Việt Nam giao hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh:

- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Tổng công ty giao.

- Cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích khác theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Tổng công ty giao.

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của Tổng công ty.

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát trong và ngoài nước.

- Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập khi được Nhà nước và Tổng công ty cho phép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp, kinh doanh dịch vụ viễn thông và cụng nghệ thông tin.

- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính.

- Kinh doanh các dịch vụ trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật.

- Kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa theo quy định của pháp luật.

- Kinh doanh các dịch vụ Logistics.

- Mua, bán, sữa chữa xe và vật tư thiết bị xe máy.

- Mua, bán, đại lý mua, đại lý bán các loại hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông; công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng và các loại hàng hóa dịch vụ khác.

- Cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.

- In, sao các bản ghi các loại, xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm. - Sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy theo quy định của pháp luật. - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.

- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, quảng cáo.

- Tư vấn, nghiên cứu thị trường; xây dựng, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức Bưu điện tỉnh Thanh Hoá

2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Bưu điện tỉnh Thanh hoá được tổ chức lại theo mô hình mới từ ngày 01/01/2008 bao gồm 26 Bưu điện huyện thị xã, 04 phòng chức năng và 13 tổ sản xuất trực thuộc. Do yêu cầu thực tế của sản xuất, từ ngày 01/04/2008 Giám đốc Bưu điện tỉnh đã quyết định thành lập 02 đơn vị trực thuộc (trên cơ sở tổ chức lại 13 tổ sản xuất trực thuộc) là Bưu điện Trung tâm và Trung tâm Khai thác- Vận chuyển. Tổ K.tế kỹ thuật nghiệp vụ TRUNG TÂM K.THÁC-V.CHUYỂN BƯU ĐIỆN

TRUNG TÂM 26 BƯU ĐIỆN

HUYỆN THỊ XÃ

BAN GIÁM ĐỐC BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HOÁ Phòng KTTK- TC Phòng KINH DOANH BCVT- CNTT Phòng K.HOẠCH-Đ.TƯ Phòng TCHỨC-H. CHÍNH Tổ K.tế kỹ thuật nghiệp vụ Tổ K.tế kỹ thuật nghiệp vụ

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Thanh Hoá A- Bộ máy quản lý:

1-Giám đốc Bưu điện tỉnh: Do Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính

Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính Việt nam và trước Pháp luật về các hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn được quy định.

2- Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh: Do Tổng Giám đốc Tổng công ty bổ

nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực công việc hoạt động của đơn vị theo phân công của Giám đốc; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.

3- Kế toán trưởng : Là người giúp việc Giám đốc thực hiện công tác Kế

toán, Thống kê, Tài chính của Bưu điện tỉnh theo quy định của Nhà nước và Quy chế tài chính của Tổng công ty.

4- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Điểm BĐ VH Xã Đại lý Bưu điện Các Bưu cục Tổ Chi nhánh TổBưu điện Hệ I Tổ chuyển phát nội huyện Đại lý Bưu điện Tổ K doanh Báo chí Tổ Giaodịch BĐhuyện Tổ Thu nợ cước BCVT Giám đốc Bưu điện huyện, thị xã Điểm BĐ VH xã Tổ Giaodịch Tổ phát nội thành Tổ điện báo trung tâm Tổ chuyển phát nhanh Tổ Vận chuyển nội tỉnh Tổ Tiếp thị Bán hàng Tổ Khai thác PHBC Trưởng Bưu điện Trung tâm Tổ Khai thác Bưu chính Trưởng Phó Trung tâm

Các phòng chức năng thuộc Bưu điện tỉnh là những bộ phận quản lý được thành lập để tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, Phó giám đốc thực hiện hoặc tổ chức hướng dẫn các đơn vị trực thuộc theo sự chỉ đạo của Giám đốc. Thực hiện các quy định của TCT và pháp luật. Trưởng các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm trước Giám đốc BĐ tỉnh trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.Cán bộ, nhân viên các phòng chức năng chiu sự chỉ đạo của Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về công việc của mình.

a. Phòng Tổ chức – Hành chính:

Được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Bưu điện tỉnh; do Trưởng phòng phụ trách, có Phó trưởng phòng giúp việc quản lí, điều hành và các chuyên viên, cán bộ giúp việc công tác chuyên môn, nghiệp vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng Tổ chức – Hành chính là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh về lĩnh vực lao động, tiền lương, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước trong doanh nghiệp; thực hiện công tác quản lý hành chính, bảo vệ, Bảo hộ lao động, quân sự, thi đua khen thưởng, thanh tra giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến chế độ chính sách, quản lý kinh tế trong doanh nghiệp.Phòng có các bộ phận chuyên môn sau:

Tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, chế độ chính sách. Tổng hợp. Thanh tra, quân sự, bảo vệ, Bảo hộ lao động, thi đua-tuyên truyền - truyền thống. Văn thư - Hành chính, Tổ xe

b. Phòng Kế toán thống kê – Tài chính:

Chức năng:

Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính Bưu điện tỉnh Thanh Hoá có chức năng tổ chức, triển khai, thực hiện công tác kế toán-thống kê –tài chính theo đúng các quy định của Pháp luật, quy chế tài chính của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và quy định về quản lý tài chính của Bưu điện tỉnh Thanh Hoá phù hợp với đặc điểm, quy mô, yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Thanh Hoá; tham mưu về lĩnh vực kế toán-thống kê-tài chính và một số nhiệm vụ công tác khác được Giám đốc giao.

Nhiệm vụ:

Thực hiện công tác Kế toán-Thống kê-Tài chính tại Bưu điện tỉnh Thanh Hoá.

- Hướng dẫn thực hiện chấp hành chế độ kế toán-thống kê-tài chính, các quy định Pháp luật có liên quan đến quản lý tài chính, thuế và chỉ đạo triển khai toàn Bưu điện tỉnh Thanh Hoá;

- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán-thống kê-tài chính và thanh quyết toán; chế độ kiểm kê, thanh lý tài sản; chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định;

- Thực hiện quản trị, phân tích tài chính; tham mưu Giám đốc trong quản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện tỉnh Thanh Hoá (Trang 27)