Xác định số thuế GTGT phải nộp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 43 - 44)

1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh và các DNNQD

2.2.3. Xác định số thuế GTGT phải nộp

Số thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp = đầu ra - đầu vào * Xác định thuế GTGT đầu ra

Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.

Mặc dù các doanh nghiệp chỉ là người thu thuế GTGT từ dân cư giúp nhà nước nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Khá nhiều doanh nghiệp đã gian lận tiền thuế của nhà nước bằng cách khai giảm đầu ra và tăng đầu vào được khấu trừ để giảm số thuế phải nộp ngân sách.

Trong quá trình quản lý, cán bộ thuế thường thấy nổi lên một số vấn đề: + Không kê khai thuế GTGT đầu vào do đó không kê khai thuế GTGT đầu ra, trốn doanh thu chịu thuế dẫn đến trốn thuế.

+ Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra được ghi giá thấp hơn giá trên thị trường.

+ Áp dụng sai mức thuế suất được quy định trong luật định. Điển hình trường hợp Công ty TNHH Đông Nam tháng 8-2001 áp dụng thuế suất 5% đối với mặt hàng đường và sữa theo luật quy định thì phải áp dụng mức thuế suất 10% nên đã kê khai giảm số thuế GTGT đầu ra là 9.128.509 đồng.

* Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trước tháng 1-2003, cán bộ thuế thực hiện đúng quy định của luật thuế về điều chỉnh được tính khấu trừ thuế để giảm bớt số thuế phải nộp.

Các DNNQD ở Hà Tĩnh được khấu trừ theo 2 trường hợp:

+ Khấu trừ số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa dịch vụ.

Kể từ năm 2003 những hạn chế từ việc khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ % đã được khắc phục. Không còn các mức khấu trừ % nữa mà các hàng hóa dịch vụ trước đây được khấu trừ thì nay không được khấu trừ và phải tính thuế như những mặt hàng khác.

Nhìn chung, một số doanh nghiệp đã chấp hành rất tốt các luật thuế GTGT. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số DN đã và đang có rất nhiều sai phạm với trường hợp hàng hóa dịch vụ mua vào có hóa đơn GTGT thì sai phạm chủ yếu là việc làm tăng số thuế GTGT đầu vào như đã đề cập, các DNNQD có đặc điểm mang tính tư hữu về tư liệu sản xuất, họ bỏ tiền ra kinh doanh và kiếm lợi do đó việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với chẳng khác gì bỏ tiền túi ra để nộp. Để tránh và trốn thuế họ thường dấu số thuế GTGT đầu vào bằng cách không kê khai số hàng hóa dịch vụ mua vào. Trường hợp có hóa đơn mua vào thì người mua yêu cầu người bán ghi hóa đơn theo ý muốn của mình, do đó không tránh được việc khai không chính xác hàng hóa mua vào trên thực tế.

Số thuế GTGT phát sinh hàng tháng của các DNNQD chủ yếu là phát sinh âm, số thuế phát sinh dương thường rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do một số DN hoạt động kém hiệu quả và làm ăn thua lỗ. Hàng hóa sản xuất ra không bán được hoặc bán được rất ít; một số khác thuộc diện thực hiện dự án, nguồn vốn do ODA cung cấp họ không phải chịu thuế đầu ra và đầu vào thì được hoàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w