Tạo ra môi trường pháp lý về công tác kế toán đối với sự phát triển của

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 72)

3. Một số kiến nghị

3.1.2.Tạo ra môi trường pháp lý về công tác kế toán đối với sự phát triển của

triển các DNNQD.

Kế toán là công cụ quan trọng để điều hành quản lý, tính toán kinh tế và kiểm tra việc sử dụng tài sản vật tư tiền vốn sau một kỳ kinh doanh. Kế toán cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà quản lý và những người có liên quan. Hai báo cáo quan trọng nhất để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng cân đối kế toán đánh giá tổng quát tình hình tài chính, trình độ sử dụng vốn, những khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh tổng thu, tổng chi của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Trong đó đề cập đến tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế, và các khoản phải nộp khác của Nhà nước. Chế độ kế toán khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng còn nhiều hạn chế, một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là còn có những khó khăn vướng mắc về môi trường pháp lý, một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm của kinh tế ngoài quốc doanh đại bộ phận có quy mô vừa và nhỏ hiện nay. Do vậy để đẩy

mạnh và phát triển kinh tế ngoài quốc doanh thì cần tạo ra môi trường pháp lý tốt về kế toán cho các doanh nghiệp này.

3. 2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế về việc quản lý hóa đơn, chứng từ

Luật thuế GTGT chỉ phát huy tích cực khi mà mọi hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được thực hiện đều phản ánh đầy đủ trên hóa đơn theo quy định. Vì vậy việc quản lý và sử dụng hóa đơn của cơ sở sản xuất kinh doanh và ý thức của người tiêu dùng trong việc lấy hóa đơn khi mua hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của luật thúe và công tác quản lý kinh tế tài chính. Trong thời gian qua, xung quanh việc thực hiện luật thuế GTGT đang nổi lên vấn đề được dư luận quan tâm, đó là hiện trạng người tiêu dùng không lấy hóa đơn khi mua hàng hóa. Một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế hoàn thuế GTGT đã lập hóa đơn chứng từ khống đầu vào để xin hoàn thuế, rút tiền ngân sách nhà nước. Trước thực tế đó, đề nghị Tổng Cục thuế nghiên cứu có hình thức thưởng lợi ích bằng vật chất đối với hóa đơn mua hàng của người tiêu dùng từ đó khuyến khích họ yêu cầu người bán hàng phải lập hóa đơn. Ở một số nước trên thế giới nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng đòi hóa đơn với nội dung đầy đủ, chính xác và lưu giữ chứng từ cung cấp cho cán bộ thuế khi có yêu cầu. Họ đã dùng biện pháp quay số hóa đơn trúng thưởng đối với hóa đơn mua hàng. Thiết nghĩ, đây cũng là một kinh nghiệm hay cần tham khảo, vận dụng thích hợp vào nước ta nhằm góp phần nâng cao ý thức tự giác trong việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, chứng từ.

KẾT LUẬN.

Nước ta đang từng bước quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN nên bước quá độ gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như lý luận kinh tế đúng đắn. Trong điều kiện đó, thuế và các nguồn thu khác trong nước chính là trụ cột cho nền tài chính quốc qia và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc kiến thiết nước nhà.

Thuế GTGT là một loại thuế tiên tiến mới được đưa vào áp dụng ở nước ta trong vòng 4 năm trở lại đây. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, thuế GTGT chưa phát huy hết được những mặt tích cực của nó. Do vậy đặt ra một yêu cầu cấp thiết trong vấn đề quản lý thuế GTGT.

Qua thời gian thực tập tại Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh, em đã có dịp tìm hiểu công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên địa bàn. Theo đó, em đã nêu được thực trạng của công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp đó hiện nay dựa trên những cơ sở lý luận cơ bản như: Khái niệm thuế giá trị gia tăng, quy trình quản lý thu thuế, vai trò và đặc điểm các DNNQD…, đồng thời nêu lên được những kết quả đạt được và những vướng mắc, hạn chế trong công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các DNNQD. Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của nó, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và một số kiến nghị đối với Nhà nước, Bộ tài chính và Tổng cục thuế góp phần hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.

Với tất cả cố gắng của mình và với sự giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn, các cô, chú, anh, chị trong cục thuế em đã hoàn thành chuyên đề này. Song do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề chưa thể coi là hoàn thiện. Em kính mong nhận được nhận xét của các thầy cô giáo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản lý thuế - Trường Đại học KTQD - 2002.

2. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật về thuế GTGT đã được sửa đổi và bổ sung - NXB Tài chính, 10-2002.

3. Các báo cáo tổng kết năm về thực hiện thu thuế GTGT của Cục thuế Hà Tĩnh.

4. Tạp chí thuế nhà nước các số năm 2001, 2002, 2003.

5. Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2001, 2002, 2003.

6. Tạp chí Kế toán các số năm 2002.

7. Tạp chí Kinh tế phát triển các số năm 2002.

8. Trang thông tin của Bộ Tài chính: http://www.gov.mof.vn.

MỤC LỤC

Lời mở đầu...1

Phần I: Lý luận chung về thuế GTGT...3

1. Một số nội dung cơ bản của luật thuế GTGT...3

1.1. Khái niệm về thuế GTGT...3

1.2. Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở nước ta...3

1.3. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT...7

1.3.1. Phạm vi áp dụng...7

1.3.2. Căn cứ tính thuế GTGT...8

1.3.3. Phương pháp tính thuế GTGT...9

1.3.4. Hoàn thuế GTGT...12

1.3.5. Quy định về hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ...13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.6. Miễn, giảm thuế GTGT...13

2. Quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD...13

2.1. Đặc điểm và vai trò của các DNNQD...14

2.2. Thực trạng phát triển của DNNQD...16

2.3. Quy trình quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD...17

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với DNNQD...26

4. Ý nghĩa của việc quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD...27

Phần II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các NNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh...29

1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh và các DNNQD...29

1.1. Tỉnh Hà Tĩnh...29

1.2. Các DNNQD...30

1.2.1. Các đối tượng thuộc DNNQD...30

2. Thực trạng về vấn đề quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa

bàn tỉnh Hà Tĩnh...34

2.1. Chức năng nhiệm vụ chính của phòng ban trong quá trình quản lý thu thuế đối với các DNNQD...34

2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh...37

2.2.1. Quản lý công tác đăng ký và cấp mã số thuế cho các DNNQD...37

2.2.2. Công tác xử lý tờ khai...38

2.2.3. Xác định số thuế GTGT phải nộp...39

2.2.4. Xử lý hoàn thuế...41

2.2.5. Quản lý hoá đơn, chứng từ...43

2.2.6. Quản lý việc thu nộp tiền thuế và miễn giảm thuế...44

2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế...46

3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh...48

3.1. Kết quả đạt được...48

3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...51

3.2.1. Những mặt hạn chế...51

3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế...52

Phần III: Một số kiến nghị trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh...54

1. Định hướng hoạt động cục thuế Hà Tĩnh...54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn Hà Tĩnh...55

2.1. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Tĩnh...55

2.2. Hoàn thiện công tác quản lý hoá đơn, chứng từ các DNNQD trên địa bàn tỉnh...56

2.4. Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý thu thuế...60

2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm...61

2.6. Xây dựng và kiện toàn bộ máy thu thuế của ngành...62

2.7. Giải pháp thành lập phòng tư vấn thuế công...63

3. Một số kiến nghị...65

3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước...65

3.1.1. Sửa đổi và bổ sung một số quy định về chính sách thuế GTGT...65

3.1.2. Tạo ra môi trường pháp lý về công tác kế toán đối với sự phát triển của các DNNQD...68

3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế về việc quản lý hoá đơn, chứng từ...68

BIỂU CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ CỦA DNNQD (2001-2002) NĂM 2001 Phân cấp Qlý số XDCB TTCNCN, TMDV NL thủy sảnsố DN XDCB DN ∑ số Tỉ lệ ∑ số Tỷ lệ ∑ số Tỷ lệ ∑ số Tỷ lệ ∑ số Tỷ lệ Tổng số DN cục QL DN chi cục QL Chi cục QL 311 105 90 116 155 55 29 71 49,8% 52,3% 32,2% 19 12 10 6,2% 11,4% 11% 104 31 39 33,4% 29,5% 43,3% 33 7 12 10,6% 6,8% 13,5% 375 128 217 30 167 71 88 44,5% 554% 40,5%

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 72)