1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh và các DNNQD
2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra về thuế tại các doanh nghiệp là công tác không thể thiếu và là yêu cầu khách quan, cấp bách trong quá trình quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn. Việc thanh tra, kiểm tra về thuế đối với kinh tế ngoài quốc doanh nhằm giúp đỡ họ thực hiện tốt các luật thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời và kịp thời các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước; qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp giúp cho nghành thuế xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế đơn giản, gọn nhẹ, dễ hiểu để đưa công tác quản lý thu thuế ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.
Thực hiện công tác thanh tra thuế không những làm giảm tỷ lệ thất thu thuế, góp phần hoàn thành kế hoạch được giao mà còn chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Xử lý nghiêm minh những hành vi trốn thuế, gian lận thương mại cũng góp phần tăng tính pháp chế, chế tài của pháp luật.
Thời gian qua, công tác thanh tra tại Cục thuế Hà Tĩnh được thực hiện khá toàn diện trên các mặt công tác và đã bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nghành từ việc thanh tra nội bộ đến thanh tra đối tượng nộp thuế. Tình hình cụ thể như sau:
+ Năm 2000: kiểm tra quyết toán thuế tại 14 doanh nghiệp, phát hiện và truy thu số tiền là 1.400 triệu đồng xử phạt 87,3 triệu đồng
+ Năm 2001: qua kiểm tra quyết toán tại văn phòng 67 doanh nghiệp, tại cơ sở 22 doanh nghiệp đã phát hiện các doanh nghiệp không kê khai hết doanh số và loại trừ nhiều khoản chi phí bất hợp lệ, tăng thu 1.700 triệu đồng
+ Năm 2002: Kiểm tra quyết toán 127 doanh nghiệp phát hiện và điều chỉnh tăng 350 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng, cắt bỏ chi phí không hợp lý đưa vào kê khai của các doanh nghiệp: Chế biến lâm sản Ngọc Anh, CTTNHH Thắng Lợi.. làm tăng thu nhập chịu thuế 536 triệu đồng.
Sau các đợt kiểm tra đều có tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm đã góp phần quan trọng vào việc chấn chỉnh hoạt động của các chi cục, tổ đội
trạm, uốn nắn kịp thời những thiêu sót tồn tại mà chi cục, đội trạm và từng cá nhân vi phạm. Vì vậy, số cán bộ vi phạm quy trình quản lý thu, ý thức tổ chức kỷ luật kém, giảm đáng kể. Tỷ lệ cán bộ xâm tiêu tiền thuế ít hơn trước, công tác quản lý tài chính chi tiêu dần dần đi vào nền nếp. Nhờ làm tốt công tác thanh tra xử lý mà ngành nắm chắc hơn đội ngũ cán bộ ở các chi cục, giải quyết dứt điểm hiện tượng xâm tiêu nợ đọng thuế.
Qua công tác thanh tra cho thấy một số tồn tại hiện nay là: Chưa tập trung được vào khâu quan trọng nhất là kiểm tra rà soát việc sử dụng hóa đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ của đối tượng nộp thuế. Một số cán bộ thuế còn nể nang e dè cho nên xử lý hành chính chưa tương ứng với mức độ vi phạm, vì vậy việc chấp hành luật thuế chưa nghiêm; công tác thanh tra thuế còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng đó là :
+ Các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, bán hàng chủ yếu cho người tiêu dùng mà do thói quen mua hàng của người tiêu dùng từ trước tới nay có thói quen không lấy hóa đơn cho nên việc kiểm tra, đối chiếu địa chỉ khách hàng của người mua ghi trên hóa đơn rất khó để xác minh chính xác.
+ Việc sử dụng hóa đơn, chứng từ ở một số doanh nghiệp còn tùy tiện, kê khai thuế đầu vào, đầu ra chưa chính xác, chấp hành chế độ kế toán của doanh nghiệp còn yếu, việc hạch toán sổ sách, báo cáo còn mang tính hình thức, đối phó, chất lượng tờ khai thuế chưa cao.
+ Xử lý hành chính không nghiêm túc nhiều doanh nghiệp quyết toán sai chất lượng báo cáo tài chính không đảm bảo, nhiều doanh nghiệp nộp chậm quyết toán thuế, báo cáo tài chính nhưng không xử lý vi phạm hành chính. Thậm chí nhiều cán bộ thuế còn hợp pháp hóa số liệu cho doanh nghiệp ví dụ: Doanh nghiệp làm quyết toán sai thì phải gọi lên xử lý vi phạm hành chính sau đó mới điều chỉnh. Nhưng ở đây không xử lý hành chính mà cùng nhau điều chỉnh. Như vậy, cán bộ thuế cũng vi phạm luật thuế. Sự phối hợp giữa các phòng ban, Chi cục không chặt chẽ.