Tăng cường quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 59)

1. Định hướng hoạt động cục thuế Hà Tĩnh

2.1. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà

2.1. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn hà Tĩnh. bàn hà Tĩnh.

Những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp, số lượng vốn đăng ký tăng lên đáng kể đã tạo tỷ trọng thu ngày càng lớn trong số thu ngoài quốc doanh. Đây cũng là lĩnh vực thất thu lớn và gian lận thuế diễn ra khá phổ biến.

Như đã đề cập trong phần thực trạng phát triển các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, phần lớn các doanh nghiệp chưa có bộ phận kế toán chuyên trách mà chủ yếu thuê kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước để làm báo cáo. Tình trạng đó đã gây khó khăn rất lớn cho

sự quản lý của các cán bộ thuế. Để khắc phục Cục thuế cần phải: Khuyến cáo yêu cầu mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, chế độ lập hóa đơn, chứng từ theo quy định; xử lý nghiêm khắc những doanh nghiệp vi phạm nhằm mục đích trốn thuế. Theo đó, Cục thuế cần phải kịp thời ra các văn bản yêu cầu các văn phòng Cục và các chi cục phải phân loại doanh nghiệp, xác định cụ thể những doanh nghiệp chưa thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ. Trước hết cần tư vấn hỗ trợ, tổ chức tập huấn giúp dân nắm chắc chính sách, chế độ kế toán, sau đó siết chặt trong quản lý và quản lý chặt chẽ việc kê khai thuế GTGT hàng tháng. Nếu doanh nghiệp nhiều tháng liên tục đều kê khai thuế GTGT âm, phải xác định rõ nguyên nhân và có tổ chức kiểm tra doanh nghiệp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời sai phạm.

2.2. Hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn, chứng từ các DNNQD trên địa bàn tỉnh.

Qua gần 4 năm thực hiện luật thuế GTGT cho thấy công tác quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ, một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện thành công sắc thuế này đã bộc lộ những khiếm khuyết bất cập đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ nhiều phía.

Những hành vi vi phạm về hoá đơn chứng từ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu là: Bán hàng không xuất hóa đơn; Mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn hợp pháp; Ghi hóa đơn không đúng thực tế phát sinh; Bán hóa đơn khống; Ghi các liên khác nhau; làm mất mát hư hỏng hóa đơn (báo mất nhưng vẫn sử dụng liên 2 để bán hàng trốn thuế). sử dụng hóa đơn không đúng quy định cho từng nghĩa vụ kinh tế phát sinh, sử dụng hóa đơn tự in chưa được phép; Ghi không đủ các yếu tố quy định.

Thời gian qua cục thuế Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng cải thiện tình hình sử dụng hóa đơn, nhưng vẫn còn một số tồn tại, chưa chú trọng tuyên truyền chế độ hóa đơn, bản thân mỗi cán bộ công chức trong vai trò người tiêu dùng

cũng chưa làm tròn trách nhiệm yêu cầu hóa đơn khi mua hàng; chưa cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Nguyên nhân này có nguồn gốc do sự vi phạm hóa đơn chứng từ còn quá phổ biến. Chưa có các biện pháp kiểm tra, kiểm soát mang lại hiệu quả cao. Việc phối hợp giữa các bộ phận cũng còn rời rạc, chưa có quy trình xử lý thông tin, quản lý có hiệu quả.

Đối với các cơ quan chức năng và chủ đầu tư: Cơ quan Hải quan và quản lý thị trường đã có những biện pháp xử lý kiên quyết đối tượng vi phạm hóa đơn, tuy nhiên chưa bao quát hết nên để lọt nhiều trường hợp buôn lậu qua biên giới, vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn nhưng vẫn được bày bán công khai... Các chủ đầu tư khi duyệt quyết toán còn nặng nề về định mức kinh tế kỹ thuật, không chú trọng đến hóa đơn hợp pháp, một số trường hợp kinh doanh xe máy ghi hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế cơ quan thuế đã thu thập chứng cứ và chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát nhưng không được xử lý nghiêm minh.

Để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

+ Tuyên truyền giáo dục: Nhằm bảo đảm sự nhận thức cơ bản của nhân dân về sử dụng hóa đơn, cầngiáo dục người nộp thuế nắm vững phương pháp sử dụng hóa đơn, từ đó hạn chế các vi phạm do lỗi chủ quan khi sử dụng hóa đơn. Tương lai, có thể coi đó là cơ sở để hình thành thói quen lấy hóa đơn của người mua hàng, hình thành 1 tâm lý chung của toàn xã hội.

+ Cục thuế Hà Tĩnh cần có biện pháp xử lý các vi phạm về hóa đơn chứng từ. Mặc dù thời gian qua cơ quan thuế và cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý vi phạm hóa đơn đối với các trường hợp vận chuyển hàng hóa, kê khai chi phí nhưng không có hóa đơn hợp pháp. Tuy nhiên, việc kiểm tra kiểm soát đối với hàng vận chuyển trên đường chưa chặt chẽ. Trường hợp xuất toán do không có hóa đơn hợp pháp đối với quyết toán thuế, quyết toán tài chính còn áp dụng giải pháp dung hóa. Để nâng cao hiệu lực pháp luật, phải cương quyết xử lý, mọi trường hợp không có hóa đơn đều bị xuất toán và

có thể truy thu thuế. Để công tác thanh, kiểm tra tránh được cả 2 thái cực: Thất thu thuế nhiều và ít kiểm tra và thị trường bị xáo trộn do kiểm tra dàn trải, công tác kiểm tra cần tập trung vào các doanh nghiệp các hộ kinh doanh có quy mô tương đối lớn, các ngành nghề còn thất thu nhiều, công tác này cần tập trung vào các đối tượng ghi giá không đúng thực tế mà qua kiểm soát giá niêm yết đã có thông tin nhưng đối tượng cố ý che giấu hoặc chống đối. Cơ quan thuế có thể kiểm tra tính trung thực một cách tương đối các bảng kê mua bán hàng hóa trong các cơ sở trên địa bàn, qua đó đưa vào quản lý thu thuế các trường hợp chưa đăng ký thuế.

+ Khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in: Thời gian qua các doanh nghiệp tự in hóa đơn đã quản lý khá tốt, tự giác và chịu trách nâng cao trước pháp luật. Hóa đơn tự in rất thuận lợi cho các đơn vị vì trên hóa đơn được thiết kế phù hợp với nhu cầu, mục đích kinh doanh, giới thiệu quảng bá sản phẩm của từng doanh nghiệp. Trên tờ hóa đơn còn ghi rõ tên, địa chỉ của doanh nghiệp đã giúp họ tự khẳng định và tự chịu trách nhiệm với khách hàng trước pháp luật, bảo đảm cả về công tác hạch toán kế toán trong việc sử dụng hóa đơn... Với những ưu điểm này, Cục thuế Hà Tĩnh đã có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tự in hóa đơn. Cùng với việc trang bị máy tính cho ngành thuế nối mạng để quản lý sử dụng và đối chiếu chéo trong cả nước, để kiểm tra, phát hiện sai phạm thì việc khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường nội bộ để quản lý, sử dụng hóa đơn và ngăn ngừa các trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp của đơn vị khác.

Để tạo động lực tốt cho cán bộ thuế trong công tác nói chung và quản lý, sử dụng hóa đơn nói riêng, việc xây dựng và áp dụng chế độ khen thưởng rõ ràng là yêu cầu cấp thiết, làm trong sạch đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm đương nhiệm vụ đã đề ra. Nghiên cứu xây dựng chế độ khen thưởng xử phạt thích đáng đối với cán bộ thuế có thành tích cũng như vi phạm quy chế là điều cần phải làm trong thời gian tới.

2.3. Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra về thuế

Như chúng ta đã biết doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phát triển mở rộng và đa dạng; việc trốn lậu thuế trở nên tinh vi và nghiêm trọng hơn. Để thực hiện đúng luật thuế là phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước; vì vậy cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra về thuế nhằm nâng cao ý thức chấp hành về thuế và hạn chế thấp nhất thất thu thuế.

Với việc nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự giác nộp thuế vào kho bạc Nhà nước đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế, Quy trình này đã giảm tới mức tối thiểu mối quan hệ trực tiếp giữa cán bộ thuế với các đối tượng nộp. Bằng cách đó, với lực lượng có hạn trong bộ máy quản lý thuế có thể tập trung vào việc kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm. Để có thể thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả trong cơ chế thu mới, Cục thuế Hà Tĩnh cần thiết phải thực hiện một số biện pháp sau:

+ Cần phải có phương án và kế hoạch cụ thể để tăng cường công tác thanh tra- kiểm tra về công tác kê khai quyết toán, hoàn thuế các doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh đến kinh doanh trên địa bàn. Kiểm tra việc thực hiện các qui trình quản lý thuế ở chi cục, kiểm ta sử dụng hoá đơn đối tượng nộp thuế, kiểm tra nội bộ ngành. Đề xuất xử lý vi phạm sau kiểm tra để tăng cường công tác quản lý, chống thất thu ngân sách.

+ Đẩy mạnh công tác thanh tra định kỳ đối với các doanh nghiệp, khi phát hiện thấy có trường hợp nghi vấn cần nhanh chóng triểnkhai công tác thanh tra.Tuy nhiên, không thể làm một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên những căn cứ xác đáng để tránh quấy nhiễu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

+ Duy trì thường xuyên công tác thanh tra nội bộ nghành về việc chấp hành luật thuế được quy định cho đối tượng nộp thuế. Công tác thanh tra xử lý phải bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành.

+ Cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh và kịp thời đối với những trường hợp vi phạm, đặc biệt đối với các tình trạng vi phạm nghiêm trọng kiên quyết truy tố trước pháp luật để giáo dục răn đe các đối tượng khác.

Đảm bảo việc thi hành các qui định về việc kê khai, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế được thực hiện một cách nghiêm túc, xử lý vi phạm các luật thuế một cách chặt chẽ. Phối hợp với các cơ quan chức năng như công an, viện kiểm sát, thanh tra, quản lý thị trường... rà soát chặt chẽ các đối tượng kinh doanh buộc doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ đúng kỳ hạn đầu ra, đầu vào, bán hàng phải có hoá đơn, bảng kê, phải niêm yết giániêm yết, nhằm chống thất thu có hiệu quả.

2.4. Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý thu thuế. thuế.

Thuế là khoản nộp mang tính quyền lực Nhà nước, nên việc tổ chức thực hiện chính sách thuế (đặc biệt là thuế ngoài quốc doanh) gắn chặt với việc sử dụng quyền lực của các cấp chính quyền. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại trong việc đưa chính sách thuế đi vào cuộc sống. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các cơ quan thuế với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chuyên môn, các đoàn thể nhân dân là vấn đề mang tính tất yếu và có ý nghĩa quyết định trong việc quản lý thu thuế cũng như xây dựng ngành thuế lớn mạnh. Trọng tâm mối quan hệ này là phát huy chức năng vai trò của các cơ quan liên quan đến quá trình thu thuế để phối hợp triển khai nghiêm túc pháp luật thuế, các cơ quan nội chính kiểm tra, kiểm soát quá trình thi hành luật, chính quyền xã phường, thị trấn phối hợp thu thuế trên địa bàn các cơ quan tuyên truyền, hội, đoàn thể... Phối hợp tuyên truyền động viên giáo dục người dân chấp hành luật thuế... Từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ,kế hoạch mà Nhà nước và nhân dân giao phó.

Cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời tình trạng thành lập doanh nghiệp để buôn bán hóa đơn, chiếm đoạt tài sản Nhà nước. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư cần tăng cường công tác hậu kiểm đối với các doanh nghiệp mới thành lập, nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh còn thiếu trình độ kế toán kiểu doanh nghiệp “chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán” mà không qua trường lớp đào tạo nào đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ thuế trong công tác quản lý thu.

Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan công an nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận về thuế, buôn bán hóa đơn bất hợp pháp. Tập trung chỉ đạo khẩn trương tiến hành điều tra, hoàn chỉnh hồ sơ những vụ gian lận, chiếm đoạt tiền hoàn thuế để truy tố kịp thời, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.

Cơ quan thuế phối hợp với các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước có biện pháp mở rộng thanh toán qua tài khoản mở tại ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở tài khoản, thanh toán qua ngân hàng đối với hàng xuất nhập khẩu.

Cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tuyên truyền thông tin đẩy mạnh việc tuyên truyền về thuế giá trị gia tăng, có chuyên mục tuyên truyền về thuế để mọi tổ chức cá nhân và đối tượng nộp thuế hiểu về thuế giá trị gia tăng và cập nhật những điều sửa đổi bổ sung mới nhất trong các nghị định. Biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời lên án gay gắt hành vi, đối tượng gian lận thuế.

Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý thu thuế tốt sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để cùng nhau làm tròn và làm tốt trách nhiệm mà UBND tỉnh, HĐND tỉnh giao phó.

2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm trách nhiệm

Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, toàn thể cán bộ công chức ngành thuế cần phải thực hiện cải tiến hành thu, cải cách hành chính thuế,

thực hiện nghiêm các quy trình quản lý thuế và từng bước tháo gỡ khó khăn đề cao tinh thần tự giác của các đối tượng nộp thuế, tăng cường chống thất thu thuế, thường xuyên phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và áp dụng các biện pháp khen thưởng, xử phạt công minh.

Những vấn đề cụ thể cần được đảm bảo như sau:

* Nâng cao trình độ chuyên môn cho mỗi cán bộ thuế bằng cách chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho cán bộ lãnh đạo ngành như khuyến khích học đại học, trên đại học, bồi dưỡng quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.

Có biện pháp khuyến khích các cán bộ thuộc diện chờ đủ tuổi để nghỉ hưu được về hưu sớm với việc học sẽ nhận được một khoản tiền truy thu thay vào đó là bổ sung lực lượng cán bộ mới nhưng Cục chỉ nên tuyển cán bộ thuế là những người có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành thuế được đào tạo chính quy.

* Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức trách nhiệm của mình. Mỗi người phải quan tâm xem các quy định chức trách của mình như thế nào, chế độ đó ra sao và lãnh đạo Cục, phòng tổ chức cán bộ cần thường xuyên tổ chức cán bộ cần thường xuyên tổ chức thi đua trong nội bộ Cục để đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý, các cán bộ vượt mức kế hoạch đề ra.

Muốn thực hiện được những điều trên, Cục thúe cần chăm lo đời sống về mọi mặt của toàn ngành; xây dựng phong trào thể dục thể thao; văn nghệ tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w