Quản lý hoá đơn, chứng từ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 46 - 48)

1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh và các DNNQD

2.2.5. Quản lý hoá đơn, chứng từ

Hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán là điều kiện cơ bản để thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, đó là căn cứ để xây dựng giá trị gia tăng ở từng khâu tính thuế, xác định số thuế đầu ra, thuế đầu vào khấu trừ và số thuế phải nộp. Đây là vấn đề tập trung nhiều sự quan tâm nhất hiện nay của các nhà quản lý và cũng là vấn đề nóng bỏng không của riêng ai.

Quản lý sử dụng hoá đơn bán hàng thống nhất, đầy đủ có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc này tác động tích cực góp phần thiết lập trật trự, kỷ cương trong công tác quản lý tài chính và lành mạnh trong các quan hệ kinh tế- xã hội. Đảm bảo quyền lợi người kinh doanh công bằng, hợp lý cho Ngân sách Nhà nước và mở rộng lưu thông hàng hoá trên thị trường theo các quy định của Nhà nước. Quản lý hoá đơn chứng sẽ thúc đẩy công tác hạch toán, kế toán, và thúc đẩy việc thực hiện mua, bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ hợp pháp.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh là dùng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, hàng tháng những doanh nghiệp có nhu cầu mua hoá đơn thuế giá trị gia tăng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đều lập phiếu đề nghị mua hoá đơn gửi tới cán bộ trực tiếp quản lý. Cán bộ thuế căn cứ vào quy mô hoạt động, thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm đó, tình hình nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp một số tháng trước để quyết định số lượng hoá đơn doanh ghiệp được phép mua. Khi có đề nghị của cán bộ thuế, doanh nghiệp mua hoá đơn tại bộ phận ấn chỉ.

Nhìn chung việc quản lý sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thực hiện quản lý và ghi chép tốt. Công tác quản lý ấn chỉ đã có nhiều tiến bộ, đảm bảo về số lượng. Các nội dung trong quy trình quản lý từ việc in ấn, xuất, nhập, báo soát, thực hiện chế độ kế toán, kiểm tra lưu trữ, thanh huỷ ít sai sót và tốt hơn. Đến nay về cơ bản công tác quản lý ấn chỉđược xử lý trên máy, tiết kiệm được thời gian để tăng cường cho công tác thanh tra, kiểm tra.. Một số các doanh nghiệp tự in hoá đơn đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các thủ tục đăng ký tự in hoá đơn.

Tuy nhiên vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là: vẫn còn một số doanh nghiệp quản lý và sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng chưa chặt chẽ, hiện tượng mua bán hàng hoá không có hoá đơn, dùng hoá đơn giả, dùng hoá đơn ghi trong to ngoài nhỏ, hoá đơn khống để trốn thuế.

Thông qua kiểm tra, đối chiếu hoá đơn của một số doanh nghiệp đã thu hồi 3.884 số hoá đơn của 51 Doanh nghiệp không thực hiện quyết toán hoá đơn và không ghi đóng số hoá đơn theo quy định. Kiểm tra phát hiện HTX Hải Giang sử dụng hoá đơn ghi sai mục đích để trốn thuế, lập khống hoá đơn 210 triệu đồng, kiểm tra sử dụng vé mát xa ở Doanh nghiệp Hùng vương (Khách sạn Ngân Hà) phát hiện một quyển vé không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế. Trong năm 2001 cục thuế đã đối chiếu trả lời được 165 phiếu đề nghị xác minh, 847 số hoá đơn cho 23 cục thuế tỉnh, thành phố. Qua xác minh

hoá đơn liên 2 ở Hà Tĩnh có 173 số không có doanh nghiệp đóng trên địa bàn, 22 số có chênh lệch liên 1 và liên 2.

Do tính đa dạng, phức tạp trong việc quản lý sử dụng hoá đơn để thực hiện tốt các luật thuế, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đối chiếu rà soát phát hiện việc mua bán không dùng hoá đơn, dùng hoá đơn giả, hoá đơn ghi trong to ngoài nhỏ để trốn thuế. Một thực trạng nhức nhối đang diễn ra không chỉ ở Hà Tĩnh mà còn là phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w