Xuất phát từ đặc trng và mục đích quản lý, rừng quốc gia đợc phân chia thành ba loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Mỗi loại rừng cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác động để bảo vệ riêng nh: bảo tồn các loại động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm; biện pháp khoanh nuôi; tái sinh rừng tự nhiên; cải tạo rừng; vệ sinh rừng... Mỗi loại rừng có quy chế quản lý và sử dụng khác nhau nh mức độ khai thác sử dụng tài nguyên; việc giao đất, cho thuê đất; chế độ khoán bảo vệ rừng; chính sách đầu t, hỗ trợ của nhà nớc trong công tác bảo vệ rừng, chính sách về quyền hởng các lợi ích về rừng... Các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật đó nhằm đảm bảo quá trình sinh trởng và phát triển tự nhiên của rừng theo quy luật sinh học của động vật, thực vật và các yếu tố tự nhiên khác của rừng. Mục đích của việc bảo vệ rừng là phục vụ con ngời, nên các chủ thể quản lý khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng cần lu ý những điểm sau:
- Coi việc xây dựng, ban hành đầy đủ và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật, quy phạm quản lý kỹ thuật trong công tác bảo vệ rừng.
- Quy hoạch tổng thể diện tích rừng và đất lâm nghiệp, phân chia cụ thể lâm phận rừng quốc gia thành các loại rừng ổn định trên bản đồ và trên thực địa, xác định rõ ranh giới, đóng mốc cố định các loại rừng, tiểu khu, khoảnh, lô trạng thái.
- Thành lập cơ chế chính sách quản lý các loại rừng theo mục tiêu sử dụng chủ yếu của ba loại rừng, bảo đảm cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vừa có tính khái quát vừa bảo đảm tính cá biệt đối với mỗi loại rừng
Kết luận chơng 1
Pháp luật trong QLNN đối với bảo vệ rừng rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nớc, tổ chức, cá nhân với t cách là chủ rừng; pháp chế và kỷ luật trong hoạt động QLBVR, thể hiện tính chất dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mối quan hệ giữa vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng và vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa có mối quan
hệ giữa cái riêng, cái bộ phận, với cái chung, cái toàn thể, đợc thể hiện thông qua hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật. Do vậy, vai trò của pháp luật trong QLBVR có những đặc điểm riêng, đó là cơ sở pháp lý quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan QLNN; quy định cơ cấu hoạt động của các cơ quan QLNN; là cơ sở pháp lý cho xã hội hoá công tác bảo vệ rừng; là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng, qua đó bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động QLBVR. Tuy vậy, hoạt động bảo vệ rừng và pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng là một vấn đề phức tạp ở nớc ta hiện nay nên cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của nhà nớc. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hởng đến vai trò của pháp luật bảo vệ rừng và kinh nghiệm của một số quốc gia khác để vận dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam cũng là những điều cần thiết để nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay.
Chơng 2
Thực trạng vai trò của pháp luật
trong Quản lý nhà nớc đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay