Sự tác động của ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 42)

ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, t tởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con ngời đối vói pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con ngời, cũng nh trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nớc và các tổ chức xã hội [31, tr. 409].

ý thức pháp luật mang tính chính trị sâu sắc. Nội dung của ý thức pháp luật luôn phản ánh những nhu cầu về chính trị, thể hiện mối quan hệ của các gia cấp đối vói các quy định của pháp luật do nhà nớc ban hành có liên quan trực tiệp đến đời sống chính trị xã hội. Ngoài ra ý thức pháp luật còn bao gồm cả những yếu tố tâm lý xã hội nh cảm giác, tình cảm, quan niệm, thể hiện những mối quan hệ cụ đối với các quy phạm pháp luật, đối với các quyền và nghĩa vụ.

Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật là một quá trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh điều kiện kinh tế, chính trị, t tởng, văn hoá Nhất là trong… lĩnh vực bảo vệ rừng, những ngời dân sống trong rừng và gần rừng ở những nơi heo hú, điều kiện vật chất khó khăn, trình độ hiểu biết về văn hoá, pháp luật kém nên việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân về bảo vệ rừng nói chung và những ngời dân sống trong rừng và gần rừng nói riêng thì bên cạnh việc chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế xã hội, tạo cơ sở cho hình thành và phát triển ý thức pháp luật, một trong những biện pháp có tầm quan trọng đặc biệt là không ngừng bồi dỡng, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân về bảo vệ rừng để từ nhận thức đến tự giác, từ tự giác đến tích cực và từ tích cực đến thói quen xử sự hợp pháp theo những quy định của pháp luật bảo vệ rừng.

Đời sống văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển văn hoá dân tộc ta. “Nó là cái nôi, là cơ sở nuôi d-

ỡng văn hoá dân tộc, cội nguồn hình thành các đặc trng, bản sắc văn hoá dân tộc” [3, tr. 147].

Văn hoá làng xã tạo nên sức sống, sự bền vững kỳ diệu của làng Việt, bởi vì trong lịch sử dân tộc ta, có lúc đã mất nớc hàng trăm hàng nghìn năm thế mà làng lại không bị mất, vẫn tồn tại và đứng vững nh một pháo đài, đặc biệt là vấn đề văn hoá (từ phong tục, luật tục, nếp sống, tín ngỡng, hơng ớc, quy ớc ứng xử...).

Trong đó luật tục, hơng ớc đã từng là công cụ quản lý đời sống cộng đồng trong quá khứ dân tộc. Trải qua mấy nghìn năm đợc bồi đắp liên tục, kiên nhẫn theo dòng chảy của lịch sử dân tộc, chọn lọc không ngừng nghỉ của các thế hệ con ngời Việt Nam thì luật tục, hơng ớc của cộng đồng vẫn tồn tại và phát triển đang có tác dụng tích cực trong đời sống xã hội nói chung, trong bảo vệ rừng nói riêng.

Luật tục là những quy ớc không thành văn có phạm vi điều chỉnh các lĩnh vực của quan hệ xã hội: Lĩnh vực tổ chức quản lý cộng đồng; lĩnh vực ổn định trật tự an ninh và đảm bảo lợi ích cộng đồng; lĩnh vực tôn trọng, tuân thủ, bảo vệ phong tục tập quán, lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai và tài nguyên rừng... Luật tục của hầu hết các dân tộc ít ngời của miền núi đều có những quy định chặt chẽ trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Đó là, nét văn hoá tốt đẹp có giá trị thiết thực cho cuộc sống và là nguồn bổ trợ cho các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền tham khảo khi xây dựng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

Ngời Tây Nguyên cũng coi trọng rừng nh lng ông bà. Rừng có quan hệ mật thiết với cộng đồng dân c Tây Nguyên, nên từ xa xa, ngời dân nơi đây đã rất có ý thức bảo vệ rừng nh: Luật tục Êđê quy định rất rõ về các tội đốt phá rừng. Điều 80 của luật tục Êđê nói rằng:

Đàn ông thờng đốt lửa bừa bãi, đàn bà thờng đốt lửa bậy bạ, có những đốt lửa mà làm nh kẻ điên, kẻ dại, cây le đang đâm chồi thế mà họ chặt mất ngọn, cây lồ ô đang đâm chồi thế mà họ chặt mất đọt. Nếu ngời ta bắt đợc họ đem cho tù trởng nhà giàu thì chân họ tất phải trói lại ngay, tay họ tất phải xiềng xích lại

ngay. Cả rừng le bị cháy khô, cả rừng lồ ô bị cháy chụi, hang thỏ, hang chồn đều bị thiêu cháy tất cả vì vậy có chuyện nghiêm trọng cần phải xét xử họ [50].

Còn điều 213 quy định “Đất đai sông suối, cây rừng là cái nong, cái nia, cái lng của ông bà. Ông bà là ngời giữ cái hang, trông coi cái hang, trong coi cây K’tơm, cây Kdjar” [50] kẻ xâm chiếm, lấn rừng và đất rừng của ngời khác nhất định phải đa ra xét xử. Hoặc điều 232 quy định:

Có bao nhiêu con, có bao nhiêu cháu phải dạy bằng hết cho chúng: cấm không đợc cắm cọc vào cây K’tơm, cấm không đợc trèo lên cây Kdjar. Phạm điều cấm đó ngời ta coi ngay với tội chặt đuôi voi, tội mò vào với vợ tù trởng nhà giàu, tội thông dâm với vợ của ng- ời anh em. Tội đó phải đa ra xét xử [50].

Luật tục của ngời Nùng ở Hà Giang, các quy định không đợc chặt rừng đốt rẫy làm nơng ở những nơi đầu nguồn nớc, không đợc bẻ măng hoặc cho trâu ăn măng rừng của ngời khác. Ai vi phạm sẽ bị phạt năm cân thóc và một cây măng.

Luật tục ngời Khơ-mú quy định cứ lấy cây ở khu rừng cấm sẽ bị phạt tiền hoặc tịch thu sung công quỹ, nếu vi pham vào rừng “ma” (nơi chôn ngời chết) bị phạt gà, rợu, gạo, trớc là cúng, sau là để dân làng đến ăn, uống nhắc nhở lần sau không vi phạm.

Luật tục ăn nớc của ngời H’mông, trong lễ này ngời ta xây dựng thêm hay nhắc nhở lại các quy ớc bảo vệ rừng, đồng thời quy định lại các hình thức xử phạt nếu có ngời vi phạm. Ai không tôn trọng quy ớc bảo vệ rừng đều bị xử phạt giống nh gia súc phá hoại mùa màng, nghiêm cấm đốt nơng làm rẫy.

Hơng ớc là văn bản quy phạm xã hội, trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân c cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nông dân nhằm giữ gìn và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân c, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc QLNN bằng pháp luật.

Hơng ớc của đồng bào dân tộc sống ở miền núi đều có quy định về bảo vệ rừng và có tên gọi mới là quy ớc bảo vệ rừng của cộng đồng dân c thôn, làng, buôn, bản, ấp. Bảo vệ rừng không chỉ là công việc của từng thôn, bản,do vậy trong quy ớc cần đề cập tới khía cạnh phối hợp liên thôn, liên bản để QLBVR có hiệu quả.

Cùng với chỉ thị số 24/1998-CT-TTg về việc đẩy mạnh xây dựng và thực hiện quy ớc, hơng ớc làng, bản, thôn, ấp, cụm dân c trong phạm vi toàn quốc. Ngày 30 tháng 3 năm 1999, Cục Kiểm lâm đã ra thông t số 56/1999-TT/BNN- KL về việc hớng dẫn xây dựng quy ớc bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân c thôn, làng buôn, bản, ấp. Khi xây dựng các quy ớc, hơng ớc bảo vệ rừng cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Các quy tắc bảo vệ rừng trong quy ớc của thôn, ban một mặt phải phù hợp với những quy định của pháp luật, mặt khác phải thừa kế, phát huy thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân địa phơng

- Quy ớc phải bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, bài trừ việc phạt vạ trái pháp luật, gây chia rẽ mất đoàn kết trong cộng đồng

- Những nội dung trong quy ớc về bảo vệ rừng phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện

- Luật tục, hơng ớc, quy ớc đợc coi là di sản văn hoá quản lý cộng đồng vô cùng quý báu hiện đang có hiệu lực thực tế trong đời sống các dân tộc với những nội dung bổ sung mang tính thời đại, kế thừa và phát huy trên cơ sở truyền thống đã thành tâm thức của cộng đồng. Nếu chúng ta biết chắt lọc sẽ là nguồn bổ trợ cho pháp luật hiện hành phản ánh đúng hiện thực khách quan đang tồn tại. Mà hệ thống pháp luật phản ánh đúng hiện thực khách quan sẽ dễ đi vào cuộc sống con ngời, sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 42)