II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.
1. Tình hình phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.1 Những kết quả đạt được của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2008 , doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn có tốc độ tăng cao hơn so với thời kỳ 2005 – 2007. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký hoạt động các dự án đầu tư lớn vào các ngành nghề như: sản xuất điện, sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác, chế biến khoáng sản; cũng đã có nhiều các tổ chức tín dụng xin đăng ký thành lập chi nhánh trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.7 : Số lượng DN thành lập mới trên địa bàn tỉnh
TNHH 362 425 488
CTCP 137 205 228
DNTN 117 150 107
DN có vốn đầu tư nước ngoài 5 8 -
Hợp tác xã 70 6 6
(Nguồn: Phòng ĐKKD- sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa)
Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2008 đạt 823 doanh nghiệp, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó công ty TNHH tăng 16%, CTCP tăng 15%, DNTN tăng 27%. Trong năm 2008 đã có1.314 lượt doanh nghiệp thực hiện đăng ký thay đổi nội dung hoạt động, tăng 15% so với năm 2007 (1050 lượt). Số lượng công ty TNHH ở tỉnh Hải Phòng là 1588, CTCP là 856 lớn hơn rất nhiều so vơi tỉnh Thanh Hóa. Năm 2008, tổng doanh nghiệp thành lập mới tại các tỉnh Ha Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng lần lượt là : 10.913; 3.001; 867; 1.596. Nghệ An là tỉnh nằm liền kề tỉnh Thanh Hóa và có số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở tỉnh này cao hơn.
Trong hơn 3 năm thực hiện Luật doanh nghiệp 2005, tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 2.215 doanh nghiệp bằng 52% số doanh nghiệp thành lập từ năm 1992 – 2005. Ngoài ra còn có 1035 hợp tác xã hoạt động ở tất cả 27 huyện thị trong toàn tỉnh.
Như vậy, tính đến thời điểm 31/12/2008 số lượng các DNNVV đăng ký hoạt động trên địa bàn là 5.454 doanh nghiệp. Trong đó: Công ty TNHH: 2.629, CTCP: 908, DNTN: 829, DNNN: 17, DN có FDI: 37, Hợp tác xã: 1.034.
Các doanh nghiệp phân bổ không đều tại các vùng miền trong tỉnh. Trong đó có 5.387 doanh nghiệp có trên địa bàn thì có 2.148 doanh nghiệp chiếm 40% số doanh nghiệp. Các huyện miền núi chiếm 12%, số doanh nghiệp còn lại tập trung ở các huyện đồng bằng và các thị xã trong tỉnh.
Các cấp, các ngành tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng tốc độ phát triển 3 năm qua còn thấp, chưa đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, đến
nay mới đạt được 700 người/doanh nghiệp (trong khi đó mức bình quân của cả nước là 310 người/doanh nghiệp). Phần đấu đến năm 2010 toàn tỉnh phải đạt hơn 8000 doanh nghiệp mới đạt được chỉ tiêu đề ra.
- Về quy mô của doanh nghiệp
Vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp 2006 là 2,1 tỷ; năm 2007 là 2,5 tỷ; năm 2008 là 6 tỷ. Tại các tỉnh khác như Ninh Bình năm 2007 vốn đăng ký bình quân đã là 6 tỷ, Hải Phòng là hơn 8 tỷ. Như vậy tỉnh Thanh Hóa về quy mô vốn bình quân doanh nghiệp vẫn chưa cao.
- Về cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp
Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã góp phần tăng đáng kể trong tăng trưởng của Tỉnh và làm thay đổi cơ cấu GDP theo hướng tích cực: cơ cấu GDP nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ dự ước năm 2008 là 25,7% - 38,6% - 35,6% (năm 2007 là 30,3% - 36,2% - 33,2%).
Bảng 2.8:Số doanh nghiệp hoạt động phân theo ngành kinh tế
2000 2001 2005 2006 2007
Nông, lâm nghiệp 49 47 39 34 28
Thủy sản 37 40 5 5 3
Công nghiệp 106 219 371 695 807
Xây dựng 100 102 344 452 512
Thương nghiệp 95 187 697 670 821
Khách sạn, nhà hàng 9 14 46 66 52
Vận tải, kho bãi, thông tin liên lac 24 32 143 164 219
Văn hóa, y tế, giao dục - 1 6 14 22
Dịch vụ khác 44 57 116 157 236
Total 464 699 1.767 2.257 2.700
(Nguồn: chi cục thuế Thanh Hóa)
Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm ,ngư nghiệp có chiều hướng giảm, khu vực Công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ có chiều hướng tăng qua các năm.. Khu vực dịch vụ năm 2007 tăng 26% so với cùng kỳ.