I. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRONG NƯỚC
2. Năng lực cạnh tranh các DNNVV trong nước
2.1 Vốn các doanh nghiệp.
Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần 3 lần con số của năm 2007.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng kết thúc năm 2008, cả nước đã cấp mới thêm 112 dự án FDI với tổng số
vốn đăng ký đạt 1,17 tỷ USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến 19/12, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD (phía Việt Nam chiếm khoảng 10%), tăng 222% so với năm 2007.
Bình quân số vốn đăng ký đạt 51,4 triệu USD/dự án, cao hơn rất nhiều so với thời gian trước. Trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký, tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam trong năm nay đã tương đương với tổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000.
Vốn giải ngân tháng 12 trên cả nước là 1,45 tỷ USD, là tháng có số vốn giải ngân đạt cao nhất cả năm 2008. Với con số này, vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Công nghiệp, xây dựng hấp dẫn nhất: Trong năm 2008, vốn FDI đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. Các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2008 thực hiện chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài (882 dự án, vốn đăng ký 31,16 tỷ USD), chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn đăng ký. Số dự án theo hình thức liên doanh có 213 dự án với vốn đăng ký 27,16 tỷ USD, chiếm 18,2% về số dự án và 45,1% về vốn đăng ký. Còn lại là các dự án theo hình thức khác.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558
tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của
các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới. Xét riêng đối với mỗi DNNVV, vốn của từng
doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng), trong đó số doanh nghiệp có quy mô dưới 0,5 tỷ đồng có 18.790 doanh nghiệp (chiếm 26,09% tổng số doanh nghiệp), doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12.954 doanh nghiệp (chiếm 17,99%), số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng là 24.737 doanh nghiệp (chiếm 34,35%), số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng là 5.496 doanh nghiệp (chiếm 7,63%).
Như vậy, có thể thấy là các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh... Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm đụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp.