Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 49 - 50)

I. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRONG NƯỚC

2. Năng lực cạnh tranh các DNNVV trong nước

2.3 Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

Ở Việt Nam giá thành, giá bán sản phẩm còn khá cao, nhiều sản phẩm sản xuất trong nước có giá trị lớn cao hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ 20 – 40%. Từ năm 1996 đến nay, bình quân chi phí đầu vào tăng 32,43% (xăng dầu tăng 42,28%, nước tăng 130%, thuế sử đụng dất tăng 90%, điện tăng 37,5%). Chi phí đầu vào tăng làm cho giá thành sản phẩm cũng cao. Tuy nhiên, trong những năm qua giá bán sản phẩm chỉ tăng 22,82% nên tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm từ 16,8% năm năm 1999 xuống còn 6,2% năm 2006, thấp hơn 2 lần so với các nước trong khu vực và gần 3 lần so với các nước Châu Âu.

Chi phí tiền công bình quân đầu người thấp, nhưng nếu tính tổng số lại khá cao do số lượng lao động sử dụng rất lớn. Điều này biểu hiện năng xuất lao động ở các doanh nghiệp còn rất thấp. Tuy nhiên có một số ngành có chi phí tiền lương cao hơn nhiều so với thế giới. Chẳng hạn ngành dệt may, chi lương cho lao động ngành may ở Trung Quốc khoảng 22 USD/tháng, Indonesia là 25 USD/tháng, nhưng ở các doanh nghiệp ngành may ở miền Nam nước ta vào khoảng 70 USD/tháng. Trong khi theo tính toán của các chuyên gia năng xuất lao động ngành dệt may nước ta chỉ bằng 1/3 so với Trung Quốc.

Một số sản phẩm có vị thế quan trọng hàng đầu đối với triển vọng dài hạn của nền kinh tế đều có giá thành cao hơn hẳn so với giá của các đối thủ cạnh tranh. Giá bán của nhiều loại sản phẩm trong nước cao hơn giá quốc tế như xi măng 15%, phôi thép 25%, giấy in, giấy viết 27%, phân ủê 31%, mía đường 40%, xút 63%.

Chi phí dịch vụ nhìn chung cũng khá cao, nhất là những chi phí quản lý gián tiếp, chi phí bưu chính viễn thông, chi phí vận tải, chi phí quan hệ giao dịch và nhiều khoản chi phí không nằm trong danh mục (chi phí bất hợp lý,

bất hợp lệ). Theo đánh giá, phí cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp ở Việt Nam cao hơn nhiều so với Trung Quốc và các nước ASEAN. Phí viễn thông ở Việt Nam cao gấp 7 lần so với Singapore, phí vận tải container cao hơn hẳn các nước ASEAN, phí vận hành cảng đối với tàu 1 vạn tấn ở cảng Sài Gòn là 40.000USD, cảng Bangkok chỉ là 20.000 USD. Chi phí hoạt động (nhà cửa, khấu hao điện nước, lương…) trên 1 đồng vốn vay ngân hàng Việt Nam cũng là quá cao, chiếm tỷ lệ 4,2% cho toàn bộ hệ thống, cao hơn Malaysia tới 2 lần. Năm 2001, cước điện thoại đi quốc tế bình quân của Việt Nam là 1,97 USD/phút trong khi Trung Quốc là 1,63 USD/phút, Thái Lan là 1,55 USD/ phút, Singapore là 0,88 USD/phút…. Cho đến năm 2006, giá cước điện thoại quốc tế vẫn thuộc vào loại cao gần 0,6 USD/phút, trong khi đó CHDCND Lào chỉ 0,2 USD/phút.

Một yếu tố khác làm chi phí đầu vào tăng dẫn đến giá thành và giá bán sản phẩm tăng lên là giá nhập khẩu một số nguyên liệu quan trọng tăng. Phần lớn các loại nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất trong nước đều có nguồn gốc nhập ngoại. Thậm chí có những ngành như dệt may sử dụng tới 70 % phụ liệu nhập khẩu. Trong những năm gần đây, giá nhiều loại nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, sắt thép thành phẩm, phôi thép, urê, sợi dệt, bông… tăng lên làm giá trong nước cũng tăng.

Chi phí đầu vào cao và có xu hướng tăng cao làm cho sức cạnh tranh các sản phẩm của Việt Nam thua kém khi tham gia vào hôi nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w