Các yếu tố bên ngoài:

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 28 - 33)

2. Các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.2 Các yếu tố bên ngoài:

2.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô:

- Yếu tố kinh tế:

Các nhân tố kinh tế đóng vai trò hàng đầu và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: Tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.

Nếu nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động tới nền kinh tế theo hai hướng: một là, tăng thu nhập của tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho nhu cầu của họ. Điều này làm tăng cầu thị trường. Thứ hai, khả năng tăng sản lượng và các mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này tạo khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng cầu về đầu tư, mở rộng kinh doanh làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn. Nếu nền kinh tế quốc dân ổn định thì hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng ở mức ổn định, và nếu nền kinh tế quôc dân có chiều hướng suy thoái thì nó sẽ tác động ngược lại tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp tới các hoạt động xuất nhập khẩu và từ đó tác động đến các hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu như mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, bán sản phẩm…

Tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới mặt sản xuất và tiêu dùng. Khi lạm phát tăng, cầu tiêu dùng giảm, tiền sẽ được biến thành vàng để tích trữ nên làm giảm lượng tiền đầu tư cho hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.

- Yếu tố luật pháp và môi trường kinh doanh

Việc tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên để đảm bảo môi trường kinh doanh được bình đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội được cạnh tranh lành mạnh; thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải làm ăn chân chính, có trách nhiệm với xã hội và người tiêu dùng… Điều này tác động tích cực đến môi trường kinh doanh và đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việc tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh đã làm cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành hay vùng kinh tế nào phát triển theo hướng cung vượt cầu; thực hiện tốt việc hạn chế phát triển độc quyền tạo môi trường kinh doanh bình đẳng.

- Yếu tố văn hóa – xã hội:

Văn hóa – xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp nhưng cũng vô cùng sâu sắc tới hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp.

Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng…có ảnh hưởng sâu sắc tới cơ cấu của cầu trên thị trường. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp du lịch đến việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm may mặc, các sản phẩm tiêu dùng truyền thống…

Văn hóa – xã hội còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với các đối tác kinh doanh cũng như khách hàng…

- Yếu tố tự nhiên:

Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu… ở vùng, khu vực.

Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên có tính chất quyết định đối với những doanh nghiệp khai thác; điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất nông lâm, thủy hải sản và từ đó tác động đến doanh nghiệp công nghiệp chế biến, địa hình và sự phát triển của cơ sở hạ tầng tác động tới việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp; khí hậu, độ ẩm, không khí tác động mạnh tới nhiều ngành sản xuất…

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và tác động theo hai xu hướng: tích cực và tiêu cực.

2.2.2 Các yếu tố môi trường ngành.

- Sức ép từ phía khách hàng:

Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu về sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Đối với doanh nghiệp, khách hàng không chỉ là khách hàng hiện tại mà còn có những khách hàng tiềm ẩn. Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thắng lợi của doanh nghiệp.

Cầu về sản phẩm dịch vụ là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một thời kỳ nhất định, số cầu vừa tác động trực tiếp đến việc nghiên cứu quyết định cung của doanh

nghiệp, lại vừa tác động đến mức độ và cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.

Thị hiếu của khách hàng cũng như các yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tính nhạy cảm của khách hàng về giá cả… đều tác động trực tiếp đến việc quyết định thiết kế sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp đáp ưng được nhu cầu của khách hàng sẽ giành được thắng lợi trong kinh doanh, ngược lại doanh nghiệp sẽ thất bại.

Nhu cầu cảu khách hàng là một phạm trù không giới hạn, doanh nghiệp nào biết khai thác và biến nhu cầu của họ thành cầu thì doanh nghiệp đó chắc chắn thắng trong kinh doanh. Doanh nghiệp nào không chú ý đến điều này hẳn sẽ thất bại.

- Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng một ngành nghề và cùng khu vực thị trường. Khả năng cung ứng của tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành tạo ra cung sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác định đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường hoặc khu vực thị trường nào đó, doanh nghiệp thương mại cần nhận biết đối thủ cạnh tranh về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh như các hoạt động sản xuất kinh doanh, thị phần của đối thủ trên thị trường và sự trung thành của khách hàng, nguồn lực tài chính…

- Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn:

Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động. Tác động này đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến đâu phụ thuộc hoàn toàn vào sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

Các đối thủ mới tham gia kinh doanh sẽ là yếu tố cạnh tranh làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp thương mại, do các doanh nghiệp mới đưa vào khai thác có năng lực kinh doanh mới, tiên tiến, hiện đại với mong muốn giành được thị phần trên thị trường. Sức ép của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào rào cản việc doanh nghiệp thương mại tham gia hoặc rút khỏi thị trường, nếu rào cản cao thì sức ép càng nhỏ và ngược lại.

- Sức ép từ sản phẩm thay thế.

Sản phẩm thay thế là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như nhau của khách hàng. Sức ép của sản phẩm thay thế làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại. Sự phát triển ngày càng nhiều các mặt hàng thay thế tọa thành nguy cơ cạnh tranh giá cả làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp cùng ngành. Để hạn chế sức ép này các doanh nghiệp cần phải có những giải pháp cụ thể sau: phải luôn chú ý tới khâu đầu tư đổi mới kỹ thuật – công nghệ, có giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, luôn chú ý tới chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cũng như trong từng giai đoạn phát triển cụ thể phải biết tìm và rút về phân đoạn thị trường hay thị trường ngách phù hợp.

- Sức ép từ phía nhà cung cấp:

Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào khác nhau bao gồm cả người bán thiết bị, nguyên vật liệu, người cấp vồn và những người cung cấp lao động cho doanh nghiệp.

Tính chất các thị trường cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường mang tính chất cạnh tranh, cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền; tính chất ổn định hay không ổn định của thị trường; thị trường không có điều tiết của Nhà nước cũng như mức độ, tính chất điều tiết cũng sẽ tác động ở mức độ khác nhau

đến hoạt động mua sắm và dự trữ cũng như việc tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp.

Các nhân tố cụ thể tác động trực tiếp và tạo ra sức ép từ phía các nhà cung cấp tới hoạt động mua sắm, dự trữ cũng như tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp là: số lượng nhà cung cấp ít hay nhiều, tính chất thay thế của các yếu tố đầu vào là dễ hay khó, tầm quan trọng của các yếu tố đầu vào cụ thể đối với từng hoạt động của doanh nghiệp, khả năng của các nhà cung ứng và vị trí quan trọng đến mức độ nào của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w