II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.
1. Tình hình phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.2 Ảnh hưởng kinh tế thế giới đến DNNVV trên địa bàn Tỉnh sau khi gia nhập WTO.
nhập WTO.
Vị thế của Việt Nam đang ngày càng được nâng lên trên thị trường quốc tế. Quan hệ kinh tế, ngoại giao nước ta đã được mở rộng. Những thành công về kinh tế của nước ta trong 20 năm đổi mới đã tạo cho các doanh nghiệp có được thị trường thế giới rộng lớn. Đây chính là cục diện mới mà trước kia hoàn toàn không có được.
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của hội nhập kinh tế quốc tế và giai đoạn sau của chu kỳ chuyển giao công nghệ, nền kinh tế đang chuyển dịch sang kinh tế thị trường; hệ thống luật pháp đang được xây dựng và hoàn thiện. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng phù hợp đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và đặc biệt là DNNVV phát triển. Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo ra tiền đề cần thiết cho bước phát triển mới.
Năm 2008 là năm nền kinh tế gặp khó khăn khi mà kinh tế tài chính Mỹ đi vào suy thoái, gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các ngân hàng, các doanh nghiệp trong nước đã phải ra sức “chống đỡ” để có thể tồn tại. Hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp đã phải thận trọng hơn trong việc ra quyết định kinh doanh. Các nhà đầu tư trở nên “rụt rè” hơn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư trong nước.
Thanh Hóa cũng không nằm ngoài vòng xoáy của thế giới, đặc biệt hơn Thanh Hóa chỉ là một tỉnh lẻ và đang trên đường phát triển của Việt Nam. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã gặp khó khăn với nguồn vốn đầu tư, khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế hơn. Thị trường trở nên thu hẹp hơn, tỷ trọng xuất khẩu giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.