Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 25 - 28)

2. Các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1 Các yếu tố bên trong

2.1.1Vốn (khả năng tài chính).

Tình hình tài chính tác động trực tiếp tới kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, lưu kho… cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó.

Vốn là yếu tố quan trọng, luôn đặt ở vị trí hàng đầu vì nếu không có vốn thì doanh nghiệp cũng không thể hoạt động được. Một doanh nghiệp có nguồn vốn lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vốn tự có, tích lũy vốn từ quá trình tái sản xuất…Doanh nghiệp làm ăn có lãi thì phần lợi nhuận để lại cho việc tái đầu tư càng cao và quy mô vốn tự có ngày càng tăng dần.

Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý; doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

2.1.2.Nguồn nhân lực (trình độ lao động)

Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo ra doanh nghiệp. Toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp bao gồm lao động quản trị, lao động nghiên cứu và phát triển, lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh có tác động rất mạnh và mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Do vai trò ảnh hưởng có tính chất quyết định của nguồn nhân lực, doanh nghiệp nên chú trọng trước hết đến việc đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu của ba loại lao động: các nhà quản trị cao cấp, cấp trung gian, cấp thấp và đội ngũ thợ cả, nghệ nhân và công nhân có tay nghề cao. Bên canh đó, doanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết và tổ chức lao động sao cho tạo động lực phát huy hết tiềm năng của đội ngũ lao động này.

Trong nền kinh tế hiện đại, khi nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức và có xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta càng thấy rõ hơn về vai trò quan trọng quyết định của nguồn lực con người trong phát triển, đặc biệt là nguồn lực có chất lượng cao.

2.1.3 Máy móc, trang thiết bị công nghệ

Kỹ thuật – công nghệ tác động trực tiếp tới việc sử dụng tới các yếu tố đầu vào, năng xuất, chất lượng, giá thành… nên là nhân tố tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xu thế phát triển kỹ thuật – công nghệ hiện nay ảnh hưởng mang tính dây chuyền: sự thay đổi công nghệ này kéo theo sự biến đổi công nghệ khác, xuất hiện sản phẩm mới, vật liệu mới, sản phẩm cũng như vật liệu thay thế, thói quen tiêu dùng… Vì vậy, sự phát triển của nó có tác động không chỉ một doanh nghiệp, mà còn tác động đến nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành khác nhau theo chiều hướng tích cực.

Các doanh nghiệp muốn có sức cạnh tranh cao thì phải có khả năng làm chủ được công nghệ, làm chủ khả năng sáng tạo kỹ thuật – công nghệ, chủ động tròn việc nghiên cứu và triển khai công nghệ.

Sự phát triển công nghệ hiện nay gắn liền với công nghệ thông tin. Việc ứng dụng có chất lượng và hiệu quả công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin kinh tế - xã hội sẽ nâng cao

nhanh chóng khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của thị trường trong nước và quốc tế. Đây là một trong những điều kiện không thể thiếu để các nhà sáng lập doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong nền kinh tế toàn cầu hóa.

2.1.4 Sẩn phẩm: giá thành, chất lượng, mẫu mã.

Khách hàng là đối tượng hướng đến của các doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó chiếm được vị thế trên thị trường.

Đối tượng khách hàng hướng đến là sự thỏa dụng từ sản phẩm các doanh nghiệp cung cấp. Sự thỏa dụng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng, mẫu mã của sản phẩm, sản phẩm thay thế… Mẫu mã sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào thị hiếu của khách hàng. Tuy nhiên, với một sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp nhưng giá thành cao, số đông người tiêu dùng không có khả năng chi trả thì doanh nghiệp cũng khồn thể đứng vững trên thị trường.

Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đối tượng doanh nghiệp hướng tới là khách hàng nào để có thể quyết định nên cung ứng sản phẩm như thế nào ra thị trường.

Tuy nhiên, với một sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp nhưng giá thành lai

2.1.5 Khả năng tiếp cận thị trường, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác.

Đối với các doanh nghiệp, để có thể hoạt động và duy trì sự hoạt động đó thì doanh nghiệp phải tìm kiếm và có thị trường tiêu thụ hàng hóa của mình. Doanh nghiệp mới hoạt động thông thường thị trường nhỏ, nhưng càng hoạt động doanh nghiệp càng lớn mạnh trong khi thị trường bị thu hẹp bởi sự xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường là điều tất yếu để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp.

Sự xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp một loại hàng hóa có giá trị sử dụng như nhau, sự xuất hiện những hàng hóa thay thế. Các đối thủ cạnh tranh này có ở khắp nơi, trong và ngoài nước. Đối với các DNNVV trong thời kỳ hội nhập, để duy trì chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp trong cùng một ngạch phải liên doanh, liên kết với nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sự gắn kết, sức mạnh cạnh tranh nhằm giữ vững thị phần.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w