ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2009 – 2015.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 77 - 79)

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2009 – 2015. THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2009 – 2015.

Phát triển doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế là mục tiêu nhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta, là động lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều bình đẳng trước pháp luật và được hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh. Mở rộng liên doanh, liên kết giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất và người tiêu thụ đạt hiệu quả cao và bền vững.

Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của doanh nghiệp mới, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp hiện có không ngừng đổi mới và hoàn thiện, đạt trình độ phát triển ngày càng cao, tạo lập uy tín và thương hiệu trên thương trường ngày càng bền vững.

Phát triển doanh nghiệp là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò tuyên truyền vận động các tổ chức xã hội, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để huy động nguồn lực của mỗi doanh nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội cho phát triển doanh nghiệp.

2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp.

Mục tiêu tổng quát: Tạo môi trường thuận lợi, phát triển mạnh mẽ

doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh tăng cả về số lượng và chất lượng; có quy mô. Cơ cấu hợp lý, trình độ công nghệ thích hợp với tiềm năng và đặc điểm của từng vùng, miền trong tỉnh, tạo dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ trong cộng đồng doanh nghiệp, với hợp tác xã và các hộ sản xuất để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tọa ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, mang lại ngày

càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc làm, thu nhập cho người lao động và tăng ngân sách.

Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015 có 14.048 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và hoạt động.. Trong đó:

Doanh nghiệp hoạt động theo Luật DNNN là 56.

Doanh nghiệp hoạt động theo Luạt doanh nghiệp là 11.936. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật hợp tác xã là 2.032. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài 24.

Như vậy bình quân mỗi năm (giai đoạn 2009 - 2015) số doanh nghiệp được thành lập mới là 1.100 doanh nghiệp. Năm 2008 tỷ lệ số doanh nghiệp trên 1000 dân đạt mức bình quân chung của cả nước hiện nay (2 doanh nghiệp), tỷ lệ này sẽ được nâng lên 2,34 vào năm 2015.

Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp năm 2015: Doanh nghiệp nhà nước: 0,4%

Công ty cổ phần: 18,8% Công ty TNHH: 49,6%

Doanh nghiệp tư nhân: 16,5% Hợp tác xã: 14,5%

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 0,2% Cơ cấu theo vùng:

Địa bàn 11 huyện miền núi: 10% Thành phố Thanh Hóa: 45% Các huyện, thị xã còn lại: 45%

Múc vốn điều lệ bình quân đạt 2 tỷ đồng/doanh nghiệp dân doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 77 - 79)