Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của DNNVV.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 33 - 35)

Theo những nghiên cứu của UNDP thuộc dự án VIE 01/025 được Viện nghiên cứu kinh tế TW công bố, cộng đồng quốc tế đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng thông qua hai nhóm chỉ số là: Nhóm chỉ số đánh giá chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp, chỉ số đánh giá chất lượng môi trường kinh doanh.

3.1 Nhóm chỉ số đánh giá trình độ chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp nghiệp

Nhóm chỉ số này được đo bằng: trình độ công nghệ sản xuất, mức độ hoạt động tiếp thị, tính đặc thù của sản phẩm và mức độ tham gia thị trường quốc tế. Từ đó đánh giá tri thức công nghệ, vốn vật chất và kỹ năng quảng lý được thể hiện trong chiến lược của doanh nghiệp.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở chi phí thấp hoặc ở tính chất độc đáo, khác biệt với các sản phẩm khác (bằng chất lượng, tính năng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng). Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh và vào các hoạt động tạo ra, tìm kiếm, vận dụng, duy trì lợi thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh trên cơ sở cấu trúc lĩnh vực doanh nghiệp tham gia và việc xác lập vị trí của doanh nghiệp trong lĩnh vực nào đó. Những lợi thế cạnh tranh có thể xuất hiện ở bất kỳ khâu nào trong toàn bộ chu trình sản xuất kinh doanh, bao gồm: các hoạt động cơ bản (hoạt động cung ứng đầu vào, hoạt động sản xuất, hoạt động cung ứng đầu ra, tiếp thị, dịch vụ sau bán hàng) và các hoạt động phụ trợ (cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, phát triển công nghệ...). Doanh nghiệp phối hợp các hoạt động cơ bản với hoạt động phụ trợ để tạo ra lợi thế về chi phí hoặc tính khác biệt của sản phẩm, muốn vậy doanh nghiệp phải thường xuyên phải đổi mới, tìm kiếm và áp dụng kịp thời những đổi mới. Khi đã có lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp phải luôn duy trì, liên tục cải tiến và nâng cấp lợi thế cạnh tranh. Thực hiện được điều này phụ thuộc vào bản chất của lợi thế cạnh tranh, số lượng và các nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.2 Nhóm chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh

Nhóm chỉ số này đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng, khả năng ứng dụng đổi mới công nghệ, các quy định và thể chế tạo thành tạo thành môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh kết hợp bởi bốn nhóm yếu tố chính: các đầu vào cho sản xuất; nhu cầu đối với sản phẩm; các ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ liên quan; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; chiến lược và mức độ cạnh tranh. Môi trường kinh doanh có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi nó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp, cải tiến hoặc đổi mới sản phẩm hoặc tổ chức hoạt động, nhận thức và áp dụng kịp thời các chiến lược mới để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Môi trường kinh doanh đó cung ứng các kỹ năng và nguồn lực cần thiết giúp các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược và duy trì lợi thế cạnh tranh, tạo áp lực buộc doanh nghiệp phải vượt qua sức ì để liên

tục cải tiến và đổi mới, buộc doanh nghiệp phải tham gia cạnh tranh trong môi trường hội nhập kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 33 - 35)