DNNVV hoạt động phân theo ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 62 - 63)

II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.

1. Tình hình phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

1.3.2 DNNVV hoạt động phân theo ngành kinh tế.

Bảng 2.10 : Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DNNVV đang hoạt động phân theo ngành kinh tế.

Đơn vị: Tỷ đồng

2005 2006 2007

Nông, lâm nghiệp 379,6 394,4 524,2

Thủy sản 3,3 3,1 3,2

Công nghiệp 6.920,5 8.340,3 7.381,5

Xây dựng 2.417,8 2.988,1 3.677,1

Thương nghiệp 5.440,3 7.391,5 10.099,6

Khách sạn, nhà hàng 62,8 110,7 85,3

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lac 342,3 546,8 671,7

Văn hóa, y tế, giao dục 1 27,9 23,8

Dịch vụ khác 273,0 292,1 240,7

Total 15.840,6 20.094,9 22.707,1

(Nguồn: Chi cục Thuế tỉnh Thanh Hóa)

Nhìn vào bảng ta thấy rằng doanh thu thuần các ngành có tăng nhưng mức tăng không nhiều, và qua bảng số liệu cũng thấy rằng ở tỉnh Thanh Hóa có sự phát triển không đồng đều giữa các ngành với nhau.

Đối với ngành Nông, lâm nghiệp – Thủy sản thì 100% là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong ngành này, các doanh nghiệp có đầu tư nhưng lại ít hiệu quả bởi bản thân ngành này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Ở tỉnh Thanh Hóa ngành Thủy sản chưa có sức cạnh tranh lớn, nhiều nhà máy chế biến thủy hải sản có chất lượng cao là rất ít, chủ yếu là các hộ gia đình buôn bán nhỏ lẻ…

Đối với ngành Công nghiệp và Xây dựng thì bao gồm cả DN ngoài quốc doanh, DNNN, DNTN… Trong ngành này yêu cầu đầu tư lớn, tuy nhiên lại hoạt động rất hiệu quả. Chỉ cần một dự án hoặc công trình lớn thì có thế kéo

tổng doanh thu của cả ngành lên. Năm 2005 doanh thu thuần là 6.920,5 tỷ đồng, con số này tăng lên 8.340,3 tỷ đồng vào năm 2006. Năm 2007 con số này bị giảm xuống còn 7.381,5 tỷ đồng,một phần nguyên nhân có thể là do độ trễ của các dự án.

Đối với các ngành Thương nghiệp và Khách sạn, nhà hàng thì 100% là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong những năm gần đây, ngành Thương nghiệp ở Thanh Hóa phát triển mạnh. Lĩnh vực này đầu tư mang tính chất ngắn hạn, khả năng quay vòng vốn nhanh và rất hiệu quả. Doanh thu ngành Thương nghiệp gia tăng mạnh từ 5.440,3 tỷ năm 2005 lên 7.391,5 tỷ năm 2006 và 10.099,6 tỷ năm 2007. Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, vì thế lĩnh vực dịch vụ đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Khu vực nhà hàng, khách sạn có sự đầu tư đồng đều. Tuy nhiên, doanh thu thuần của lĩnh vực này đã giảm trong giai đoạn 2006 – 2008 do sự đầu tư của lĩnh vực này đang chững lại nên đã không có sự đổi mới cả về cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng dịch vụ.

Đối với lĩnh vực Văn hóa, y tế, giáo dục thì chủ yếu là của khu vực nhà nước. Đây là lĩnh vực của khu vực công, hoạt động không vì lợi nhuận. Sự gia tăng của doanh thu thuần là bởi thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh có sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015. (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w