Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mạ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục Hải quan Cao Bằng: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 27 - 28)

Kết quả:

Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa tại địa bàn tỉnh Cao Bằng diễn ra với quy mô nhỏ, chưa phát hiện những đường dây, ổ nhóm buôn lậu với số lượng lớn, hàng cấm, chủ yếu là hàng do cư dân biên giới vận chuyển qua các đường mòn về tập kết, nhằm chủ yếu vào một số mặt hàng có thuế suất cao, hàng tiêu dùng, gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng, tuy nhiên diễn ra không thường xuyên, số lượng nhỏ bé. Tại địa bàn trong những năm qua chưa phát hiện trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu qua địa bàn có biểu hiện gian lận thương mại trong khi làm thủ tục hải quan chủ yếu là vi phạm về thủ tục, hồ sơ, khai báo hải quan.

Về hàng cấm và ma túy: Qua công tác phòng chống ma túy trên địa bàn nổi lên việc hoạt động của các đường dây vận chuyển mua bán trái phép các chất ma túy (Heroin) từ các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu theo tuyến về Hà Nội, Thái Nguyên hoặc Lạng Sơn lên Cao Bằng và xuất lậu sang Trung Quốc. Các loại ma túy dạng lỏng, viên được các đối tượng vận chuyển nhập lậu từ Trung Quốc qua các đường mòn cánh gà vào địa bàn tiêu thụ và một số được vận chuyển về các tỉnh miền xuôi. Tội phạm về ma túy hoạt động tinh vi, xảo quyệt với nhiều thủ đoạn và chống đối quyết liệt các lực lượng chức năng khi bị phát hiện, bắt giữ.

bắt giữ được 811 vujvi phạm với tổng giá trị: 5.511.242.000đ. Trong đó:

+ Buôn lậu, vận chuyển trái pháp hàng hóa qua biên giới 776 vụ.

+ Buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm qua biên giới 18 vụ, trong đó: động vật hoang dã 8 vụ với tổng khối lượng 448kg. Thuốc nổ 1 vụ 12kg, kíp nổ 1 vụ 500 kíp, pháo các loại 8 vụ 183,7kg và 40.025 que pháo.

+ Buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới 17 vụ.

Tồn tại một số hạn chế như sau:

Do điều kiện về địa hình, khí hậu có lúc khắc nghiệt, địa bàn hoạt động tại khu vực biên giới rộng, phức tạp, có nhiều đường mòn, lối tắt qua lại biên giới, thông tin liên lạc không được thông suốt.

Đối tượng buôn lậu có nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, chúng thường lợi dụng vào ngày nghỉ, giờ nghỉ dùng các loại phương tiện như xe gắn máy hoặc xe khách từ 7- 24 chỗ ngồi để kèm hàng nhập lậu với số lượng ít, giá trị thấp. Khi bị lực lượng hải quan truy đuổi, chúng có biểu hiện chống đối vì cơ quan hải quan chưa có quy định hiệu lệnh riêng để phương tiện khi đã ra khỏi địa bàn kiểm soát của hải quan, nên thường phải phối hợp với lực lượng chức năng để dừng phương tiện, trong một số trường hợp không đảm bảo kịp thời.

Một số cán bộ làm công tác chống buôn lậu còn hạn chế về trình độ, năng lực, cụ thể là trong khâu nắm tình hình, thu thập thông tin, xây dựng cộng tác viên hải quan, lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, công tác tham mưu tổng hợp tình hình. Trình độ ngoại ngữ, tin học của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục Hải quan Cao Bằng: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w