Ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục Hải quan Cao Bằng: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 38 - 40)

1. Thực trạng hoạt động quản lý hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục hải quan Cao Bằng

2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin

- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tin học:Thời gian qua, sau nhiều năm đầu tư bổ sung, đến nay tại cơ quan cục và các đơn vị cơ sở, hệ thống trang thiết bị tin học phục vụ công tác gồm 86 máy tính, 33 máy in và thiết bị khác, trong đó có 07 máy chủ, 78 máy trạm, 01 máy tính xách tay được phân bổ, lắp đặt theo yêu cầu công tác của các đơn vị trong toàn cục.

Đến nay Tổng cục Hải quan đã trang bị hệ thống mạng cho cục Hải quan tỉnh và các chi cục, về cơ bản, hệ thống mạng WAN đã được kết nối cho các đơn vị có nhiều việc như: Tại Cục, Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang, Bí Hà, Pò Peo trang bị hệ thống mạng VISAT (bằng vệ tinh). Mạng WAN đã được triển khai tại cục, các Chi cục Tà Lùng, Trà Lĩnh, Thái Nguyên, kiểm tra sau thông quan.

trách làm công tác tin học tại phòng nghiệp vụ, trong đó có 01 cán bộ đi học từ tháng 11/2006 đến nay; tại các Chi cục cán bộ vận hành hệ thống chương trình nghiệp vụ kiêm nhiệm.

- Về ứng dụng phần mềm thực hiện công tác nghiệp vụ:

Từ năm 2003 đến năm 2005 việc ứng dụng tin học bằng các khâu nghiệp vụ bằng việc triển khai ứng dụng hệ thống khai SI, xuất nhập khẩu, hệ thống quản lý giá tính thuế (GTT22); hệ thống cưỡng chế thuế (CTT22), hệ thống quản lý thông tin vi phạm, hệ thống báo cáo thống kê; hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (KT559).

Năm 2006 cùng với sự thay đổi của Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung một số điều luật Hải quan, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin bằng việc thực hiện áp dụng hệ thống quản lý rủi ro cùng với sự tích hợp của hệ thống cưỡng chế vào hệ thống kế toán thuế xuất nhập khẩu (KT559).

Năm 2007 và đầu năm 2008, thực hiện theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, đến nay cục Hải quan Cao Bằng đã và đang triển khai một số phần mềm: Thống kê tập trung, thống kê kim ngạch theo mặt hàng, khai báo từ xa, quản lý hàng gia công và hàng nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành và quản lý cán bộ; ứng dụng triển khai hệ thống phần mềm văn phòng trong công tác điều hành, văn thư của cục, các đơn vị trong cục và ứng dụng phần mềm cán bộ 4.0 vào công tác quản lý cán bộ.

Tồn tại:

- Đường truyền thường xuyên ách tắc và lỗi mạng. Vào tháng 12/2007, các chi cục Hải quan cửa khẩu Pò Peo, Sóc Giang, Bí Hà đã được lắp đặt đường truyền VISAT nhưng việc truyền nhận không thông suốt luôn bị ngắt quãng nên rất khó khăn trong việc truyền nhận thông tin; Đội nghiệp vụ số 2 chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng chưa có đường truyền.

- Việc triển khai các phàn mềm còn chậm so với yêu cầu.

- Việc truyền nhận KT559 về Tổng cục Hải quan còn chậm so với quy định.

Nguyên nhân:

thiếu sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên công việc cấp dưới. Chỉ đạo chuyên môn chưa thực sự quyết liệt; một số cán bộ công chức do trình độ chuyên môn còn yếu, lại chưa chịu khó học tập để nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Khách quan: Các chi cục cách xa trụ sở Hải quan tỉnh, trình độ cán bộ không đồng đều; có một số đồng chí đi học, hiện tại Cục chỉ có một cán bộ tin học nên việc triển khai các chương trình phần mềm còn chậm so với yêu cầu; Do phần mềm KT559 truyền nhận còn lỗi chưa xử lý được, việc truyền nhận dữ liệu về Tổng cục còn hạn chế. Hiện tại vẫn thực hiện copy dữ liệu từ Chi cục sau đó đến dữ liệu của Cục và chuyển về Tổng cục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục Hải quan Cao Bằng: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w