Cơ sở đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục Hải quan Cao Bằng: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 44 - 49)

1.1.Định hướng của ngành hải quan Việt Nam, của Cục hải quan Cao Bằng trong quản lý hàng hóa nhập khẩu

1.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành Hải quan Việt Nam

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy chỉ đạo hiện đại hoá hải quan:

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 1479/QĐ-BTC ngày 17/4/2007 về việc kiện toàn tổ chức và đổi tên Ban Điều hành việc triển khai hiện đại hoá hải quan thành Ban Cải cách, hiện đại hoá hải quan.

Từ tháng 10/2004, Ban Điều hành triển khai hiện đại hóa hải quan được thành lập nhằm chỉ đạo và giám sát thực hiện các hoạt động hiện đại hoá của Hải quan Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu mới và tăng cường hiệu quả hoạt động cải cách, phát triển của Hải quan Việt Nam, cần phải có một cơ cấu tham mưu, chỉ đạo công tác này một cách hiệu quả hơn. Vì vậy, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã thống nhất quyết định kiện toàn cơ cấu tỏ chức, tăng cường nhiệm vụ cho Ban Điều hành triển khai hiện đại hóa hải quan để đáp ứng các yêu cầu trong hoàn cảnh mới.

Theo quyết định số 1479/QĐ-BTC, Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan mới được thành lập sẽ có 9 nhiệm vụ. Trong đó, các nhiệm vụ chính bao gồm: Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn về cải cách, hiện đại hóa hải quan; Nghiên cứu, ứng dụng các nghiệp vụ quản lý hải quan hiện đại, tổ chức chỉ đạo triển khai thí điểm nhân rộng thực hiện trong ngành Hải quan; Lập kế hoạch và đề xuất biện pháp triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về hải quan; Quản lý các dự án tài trợ về cải cách, hiện đại hóa hải quan; Chỉ đạo, phân công, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện cải cách, hiện đại hóa đối với các tổ chức, đơn vị thuộc ngành Hải quan; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức ngoài ngành Hải quan giải quyết các vấn đề liên quan đến tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan.

Về cơ cấu tổ chức, Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan sẽ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan làm Trưởng ban và một số tổ công tác nghiệ p vụ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

quan vào hoạt động là rất cần thiết. Cho đến nay, vẫn còn nhiều vướng mắc trong công tác hiện đại hóa như sự phối hợp hoạt động của các chương trình, kế hoạch khác nhau về hiện đại hóa của ngành Hải quan, xác định định hướng phát triển và tận dụng các nguồn lực trong triển khai hiện đại hóa hải quan…. Cuối tháng 3/2007, ngành Hải quan đã đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách, hiện đại hóa trong năm 2007. Hơn nữa, trong năm 2007, các dự án được quốc tế tài trợ cũng bắt đầu bước vào giai đoạn triển khai quyết liệt. Chính vì vậy, quyết định số 1479/QĐ-BTC càng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Với những chỉ đạo cụ thể và quyết liệt của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan trong thời gian qua, chắc chắn năm 2007 sẽ ghi nhận những kết quả khả quan trong quá trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa của ngành Hải quan.

- Định hướng về mục tiêu:

+ Thực thi nghiêm chỉnh, chấp hành pháp luật Việt Nam, các cam kết quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, tăng cường an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng và đảm bảo nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cho ngân sách Nhà nước.

+ Hải quan Việt Nam trở thành một trong những cơ quan hành chính, đi đầu trong cải cách hành chính hiện đại hóa ở Việt Nam là một trong những các cơ quan hải quan phát triển hàng đầu trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

+ Hải quan Việt Nam là một cơ quan hiện đại có hệ thống pháp luật hải quan đầy đủ, minh bạch, đạt chuẩn quốc tế, lực lượng hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp chuyên sâu, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, thống nhất, đạt chuẩn quốc tế trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và sử dụng công nghệ cao.

- Định hướng mô hình:

+ Mô hình nghiệp vụ được thực hiện trên hệ thống xử lý dữ liệu tập trung ở cấp Tổng cục và cấp cục hải quan cấp tỉnh, liên tỉnh thành phố (hoạt động theo mô hình hải quan vàng) bao gồm: Tự động hóa hoàn toàn việc quản lý thông tin hàng hóa bằng việc hoàn thiện hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử với một số cơ quan chủ yếu có liên quan đến quản lý hàng hóa, xử lý thông tin quyết định hình thức kiểm tra trên cơ sở áp dụng phương thức quản lý rui ro…Áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin vào quản lý hải quan đồng bộ giữa tin học hóa và tự động hóa thông qua các hệ thống quản lý thống nhất và hoàn chỉnh.

+ Mô hình thông quan thành 3 khối: Khối tiếp nhận, xử lý dữ liệu tập trung và phản hồi thông tin hải quan (trung tâm xử lý dữ liệu); Khối kiểm tra hồ sơ tập trung (Hải quan vùng hoặc Hải quan cửa khẩu); Kiểm tra hàng hóa (địa điểm tập trung, điểm thông quan).

+ Phương thức quản lý hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro: kết hợp với việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật tăng cường tuân thủ tự nguyện áp dụng các chế tài tuân thủ bắt buộc, đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan.

+ Sử dụng tập trung và có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bao gồm: Các trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại cấp trung ương và hải quan vùng; hệ thống máy soi Container, các thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Mục tiêu của hải quan Việt Nam: Từng bước áp dụng ký thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư trang thiết bị tại địa bàn trọng điểm được lựa chọn. Kế hoạch xác định mục tiêu phát triển hướng vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Thực hiện hệ thống quy trình thủ tục, quy chế quản lý hải quan đảm bảo đáp ứng phf hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, không trái với quy định của pháp luật, minh bạch, đơn giản, hài hòa, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. - Chú trọng đầu tư trang thiết bị kỹ thuật tại một số địa bàn trọng điểm có lưu

lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh lớn qua địa bàn quản lý.

- Sắp xếp lại tổ chức bộ máy hải quan, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, kịp thời đáp ứng yêu cầu cải cách về quy trình nghiêp vụ hải quan.

- Chuẩn bị mọi mặt cho việc thay đổi phương thức quản lý nhân sự theo yêu cầu nhiệm vụ, chú trọng đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ công chức trên một số lĩnh vực nghiệp vụ quan trọng (phân loại hàng hóa, xác định trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa, kiểm tra sau thông quan, thông tin tình báo, quản lý rủi ro, kiểm soát chống buôn lậu) và liêm chính hải quan.

1.1.2. Định hướng phát triển của Cục Hải quan Cao Bằng

- Cải cách, phát triển hiện đại hóa phải phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, hiện đại hóa của ba tỉnh và phù hợp với cải cách, phát triển hiện đại hóa của ngành theo chuẩn mực của Hải quan thế giới và khu vực.

- Cải cách, phát triển hiện đại hóa Cục Hải quan Cao Bằng phải tạo thuận lợi hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đầu tư đồng thời phải đảm bảo quản lý Nhà nước về Hải quan chặt chẽ, đúng pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

- Cải cách, phát triển hiện đại hóa Cục Hải quan Cao Bằng phải hướng vào các địa bàn trọng tâm, trọng điểm về tập trung nguồn lực hiện đại hóa nhằm đạt hiệu quả cao.

(*) Định hướng phát triển của Cục Hải quan Cao Bằng đến năm 2020

a) Tầm nhìn của Cục Hải quan cao Bằng đến năm 2020

- Thực thi nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, đặc biệt pháp luật liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu, kinh tế biên mậu, cư dân biên giới, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép, hàng cấm, hàng giả,vũ khí, chất nổ, ma túy…đẩy hoạt động thương mại, đầu thư cho 2 tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên; đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trong phạm vi địa bàn củ ba tỉnh này.

- Quản lý Hải quan hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và áp dụng quản lý rủi ro vào quản lý và kiểm tra hàng hóa.

b) Mục tiêu của Cục Hải quan Cao Bằng đến năm 2010

Mục tiêu chung: Từng bước áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư trang thiết bị tại địa bàn trọng điểm được lựa chọn. Kế hoạch xác định mục tiêu chung đến năm 2010. Hải quan Cao Bằng xác định kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa hướng vào một số nội dung chủ yếu sau:

+ Tuân thủ và triển khai hệ thống quy trình thủ tục, quy chế quản lý hải quan đáp ứng với tình hình thực tế tại đơn vị, không trái với quy định của pháp luật, minh bạch, đơn giản, hài hòa, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.

+ Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật tại một số địa bàn trọng điểm có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh lớn qua địa bàn quản lý.

+ Tiếp tục xếp lại tổ chức bộ máy hải quan, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, kịp thời đáp ứng yêu cầu cải cách về quy trình nghiệp vụ hải quan, từng bước đáp ứng yêu cầu hải quan hiện đại.

+ Chuẩn bị mọi mặt cho việc thay đổi phương thức quản lý nhân sự theo yêu cầu nhiệm vụ, chú trọng đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, công chức trên một số lĩnh vực nghiệp vụ quan trọng (phân loại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, kiểm tra sau thông quan, thông tin tình báo, quản lý rui ro, kiểm soát chống buôn lậu) và liêm chính hải quan.

1.2.Những khó khăn và thuận lợi trong quản lý hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng

1.2.1. Thuận lợi:

Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan; thường trực tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn; sự giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ của các cấp, ban ngành trong ba Tỉnh.

Cục Hải quan Cao Bằng có truyền thống đoàn kết trong tập thể Ban lãnh đạo và các đơn vị, do đó đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực ngày càng được nâng cao, ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước về Hải quan; Cục Hải quan Cao Bằng đã và đang từng bước thực hiện cải cách và hiện đại hóa từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập.

1.2.2. Những khó khăn, hạn chế khi tiến hành cải cách hiện đại hóa:

Tỉnh Cao Bằng giáp với tỉnh Quảng Tây ( Trung Quốc ) co đường biên giới dài trên 332km, địa hình hiểm trở, đường xá đi lại khó khăn, hệ thống thông tin chưa được phr khắp, đây cũng là một trở ngại cho công tác quản lý hải quan và hiện đại hóa.

Hệ thống pháp luật liên quan đến công tác hải quan chưa được hoàn thiện, không ổn định, thiếu đồng bộ, chậm được hướng dẫn thực hiện, đặc biệt là hệ thống

văn bản pháp luật về cư dân biên giới, cửa khẩu đường bộ…Ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp và nhân dân tham gia xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh còn yếu.

Cơ sở hạ tầng, đường giao thông xuống cấp, trang thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách và hội nhập.

Một bộ phận cán bộ, công chức chưa chủ động tham gia triển khai thực hiện hoặc ỷ lại cho cơ quan đơn vị; chưa tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn; chưa đáp ứng được những thay đổi khi chuyển từ phương pháp quản lý truyền thống sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại.

Ban cải cách, hiện đại hóa có lúc chưa dủ mạnh về cơ cấu tổ chức dẫn đến chưa cụ thể hóa được kế hoạch, công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh, điều phối chưa đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục Hải quan Cao Bằng: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w