1. Thực trạng hoạt động quản lý hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục hải quan Cao Bằng
2.3.3. Xây dựng dữ liệu về các doanh nghiệp nhập khẩu
Hiện nay cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế đã được ngành hải quan thực hiện tốt. Hệ thống cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.
Những thông tin cơ bản về nhân thân doanh nghiệp được kết nối từ cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế nội địa. Các thông tin khác về quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, tình trạng chấp hành pháp luật về thuế xuất nhập khẩu được cơ quan hải quan cập nhật hàng ngày thông quan mạng nội bộ.
Các thông tin về đối tượng nộp thuế có vai trò quan trong trọng việc ra các quyết định hành chính của cơ quan hải quan và là tiêu chí trong áp dụng quản lý rủi ro.
Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại địa bàn quản lý của Cục Hải quan Cao Bằng không nhiều (trên 100 doanh nghiệp). Trong đó doanh nghiệp có trụ sở đóng tại các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan Cao Bằng có 74 doanh nghiệp, còn lại có trụ sở tại các tỉnh khác. Phần lớn doanh nghiệp hoạt động không thường xuyên, số doanh nghiệp hoạt động tương đối thường xuyên chỉ trên 40 doanh nghiệp với lượng hố sơ hàng hóa xuất nhập khẩu khoảng 5000 bộ/năm.
Với lượng tờ khai như vậy, Chi cục đã tăng cường công tác kiểm tra hướng đến các chi cục phúc tập hồ sơ, do đó công tác phúc tập từng bước đi vào nề nếp, 100% hồ sơ thông quan được phúc tập theo quy trình; chất lượng phúc tập đã được nâng cao hơn trước, phát hiện các sai sót để khắc phục, truy thu thuế nộp ngân sách nhà nước (Năm 2005 truy thu 119.206.770đ, truy hoàn 173.449.000đ; năm 2006 truy thu
237.243.923đ, truy hoàn 40.585.000đ; năm 2007 truy thu 101.558.139đ).
Hàng năm đã xây dựng dược danh bạ doanh nghiệp, phân công cán bộ theo dõi doanh nghiệp, địa bàn, loại hình, mặt hàng trọng điểm, qua đó đã kiểm tra sau thông qua các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm. Năm 2007, tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra trên 5% tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tỷ lệ phát hiện vi phạm 100% doanh nghiệp được kiểm tra.
Khó khăn tồn tại:
- Địa bàn quản lý của Hải quan Cao Bằng rộng (gồm 3 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên) doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Cao Bằng trước đây phần lớn là công ty trách nhiệm hữu hạn (nay một số chuyển đổi sang Công ty cổ phần). Tại địa bàn quản lý của Cục hải quan Cao Bằng có đủ các loại hình, trong đó Gia công, sản xuất xuất khẩu chiếm tỉ trọng khá lớn mà lại tập trung ở Thái Nguyên, đơn vị cách xa Cục và Chi cục Kiểm tra sau thông quan.
- Lượng tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng, trong đó tỉ lệ các lô hàng chưa được kiểm tra khá lớn. Chẳng hạn năm 2007 Cục Hải quan Cao Bằng làm thủ tục thông quan cho trên 5000 lô hàng, trong đó tỉ lệ lô hàng được kiểm tra (luồng đỏ) chiếm 23%. Như vậy, còn khoảng 77% lô hàng chưa được kiểm tra hoặc mới được kiểm tra hồ sơ.
- Công tác phúc tập hồ sơ hiệu quả chưa cao, một số sai sót về tính hợp lệ, thống nhất trong bộ hố sơ, thuế suất, tính toán của doanh nghiệp còn chưa được phát hiện tai khâu phúc tập.