1. Thực trạng hoạt động quản lý hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục hải quan Cao Bằng
2.1.2. Công tác xác định xuất xứ hàng hóa
và quyết định hành chính để xác định nước xuất xứ của hàng hoá (với một số điều kiện ngoại lệ). Ngoài ra, việc xác định nước xuất xứ hàng hoá còn để phục vụ mục đích thống kê thương mại và mua sắm Chính phủ.
Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hóa không chỉ nhằm mục đích dành ưu đãi mà còn là công cụ quản lý ngoại thương quan trọng. Thông thường người ta cho rằng các biện pháp tự vệ được áp dụng cho một mặt hàng nhập khẩu đối với nước xuất khẩu hàng hoá đó. Nhưng có thể nước xuất khẩu hàng hoá đó lại không phải là nước xuất xứ của hàng hoá. Tuy vậy, WTO quy định rằng việc xác định xuất xứ hàng hoá là một điều kiện để áp dụng các biện pháp tự vệ. Do vậy việc xác định nước xuất xứ của hàng hoá trở thành một vấn đề rất quan trọng trong thương mại quốc tế.
Hiện nay Việt Nam đã ban hành các quy tắc xuất xứ, nhưng chủ yếu là quy tắc xuất xứ ưu đãi. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi được xây dựng rất đơn giản để có thể thực hiện được các mục đích kể trên. Cho đến nay, văn bản duy nhất quy định xuất xứ không ưu đãi là Thông tư liên tịch số 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ ngày 17/4/2000 hướng dẫn về xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá. Ngoài việc quy định việc cấp, kiểm tra C/O, văn bản này chỉ quy định được một số nguyên tắc tối thiểu xác định xuất xứ thuần tuý và xuất xứ không thuần tuý. Theo đó, hàng hoá không được công nhận là có xuất xứ không thuần tuý từ một nước nếu tại nước đó hàng hoá chỉ được gia công các thao tác đơn giản như bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho; lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại, sơn, chia cắt ra từng phần...
Xuất xứ hàng hoá được xác định theo hai nhóm là xuất xứ thuần tuý và xuất xứ không thuần tuý. Theo đó, một hàng hoá sẽ được coi là xuất xứ từ một nước nếu nó được sản xuất toàn bộ từ nước đó hoặc ở "một mức nhất định" sản phẩm được sản xuất từ nước đó. Việc xác định xuất xứ không thuần tuý là một công việc phức tạp vì một sản phẩm gồm nhiều bộ phận có thể được sản xuất từ rất nhiều quốc gia khác nhau. Có rất nhiều phương pháp để xác định xuất xứ, song có ba phương pháp cơ bản được nhiều nước áp dụng là phương pháp xác định chuyển đổi dòng thuế theo hệ HS; phương pháp xác định giá trị gia tăng và phương pháp yêu cầu kỹ thuật.
Theo phương pháp chuyển đổi HS thì một sản phẩm sẽ được coi là có xuất xứ từ một nước (sản xuất sản phẩm cuối cùng) nếu như sản phẩm đó chuyển dòng thuế từ các dòng thuế của nguyên liệu (NK) để sản xuất ra nó và sự thay đổi đó đáp ứng các yêu cầu nhất định về chuyển đổi dòng thuế (các nguyên liệu đó phải thuộc hoặc không thuộc những dòng thuế nhất định). Đây là phương pháp được áp dụng phổ
biến nhất hiện nay. Phương pháp này có ưu điểm là việc xác định đơn giản, dựa trên phân loại của HS đã có sẵn.
Theo phương pháp, một sản phẩm được coi là có xuất xứ từ một nước nếu như một mức phần trăm giá trị gia tăng nhất định được tạo ra ở nước đó. Thực tế, phương pháp này thường được dùng để xác định hàm lượng khu vực (mậu dịch tự do) của một sản phẩm cho xuất xứ ưu đãi. Đối với xuất xứ không ưu đãi thì giá trị gia tăng được xác định đối với một nước.
Trong công tác xác định xuất xứ hàng hóa, Cục Hải quan Cao Bằng đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện biện pháp nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn và đã đạt được nhiều thành công. Việc xác định xuất xứ được nhanh chóng và chính xác hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chính sách thuế được nhanh chóng và chính xác.
Dù đã có những thành công đáng ghi nhận nhưng do đây là công việc rất phức tạp nên Cục Hải quan Cao Bằng vẫn mắc phải những hạn chế và thiếu sót cần hoàn thiện:
+ Việc xác định đúng sản phẩm và nguyên liệu để sản xuất sản phẩm đó theo đúng phân loại của bảng HS là công việc khó khăn nên Cục Hải quan Cao Bằng vẫn không tránh khỏi những lúng túng và sai lầm.
+ Việc xác định chi phí sản xuất và loại giá nào sẽ được tính theo phương pháp xác định GTGT còn rất hạn chế. Đây là công việc phức tạp vì nó cón phụ thuộc vào dao động giá cả hàng hóa và tỉ giá.
+ Trong công tác xác định xuất xứ hàng hóa, Cục Hải quan Cao Bằng chưa có công chức chuyên môn mà phải kiêm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau. Vì thế rất khó cho việc nâng cao trình độ nghiên cứu sâu về vấn đề này.
+ Hiện nay Cục Hải quan Cao Bằng đã cử 2 cán bộ đi học về vấn đề công tác xác định xuất xứ hàng hóa. Hy vọng trong thời gian tới, việc xác định xuất xứ hàng hóa sẽ được nhanh chóng và chính xác hơn.