2. Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động nhập khẩu 1 Nhóm giải pháp chung
2.2.1. Quản lý mặt hàng nhập khẩu
Hiện nay, hàng nhập khẩu của Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng chưa được quản lý một cách chặt chẽ trên phương diện các loại mặt hàng. Việc nhập khẩu xảy ra một cách tràn lan, chưa có cơ chế quản lý đúng đắn. Hàng ngày, trên tất cả các cửa khẩu, hoạt động nhập khẩu vẫn diễn ra thường xuyên và sôi nổi. Có những mặt hàng thật sự cần thiết cho tỉnh, cũng như cho cả nước. Tuy nhiên có những mặt hàng mà sự
quản lý nhập khẩu không chặt chẽ có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến nền sản xuất trong nước.
Hàng Trung Quốc nhập qua cửa khẩu thường có giá rất rẻ so với hàng Việt Nam. Nếu không tính đến yếu tố chất lượng thì đó là sự lựa chọn hoàn hảo cho người dân. Dân ta vẫn thường có xu hướng mua hàng rẻ. Vì vậy, mua hàng Trung Quốc là một sự lựa chọn không tồi. Vì vậy, hàng nhập khẩu Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng vẫn được thường xuyên tiêu thụ và kim ngạch không ngừng tăng lên theo từng năm. Sự gia tăng đó là sự đe dọa nghiêm trọng đối với một số doanh nghiệp trong tỉnh. Nếu tỉnh và ngành Hải quan không có các biện pháp quản lý đúng đắn và thiết thực thì có thể tình hình sẽ ngày càng nghiêm trọng và đẩy một số doanh nghiệp đến bên bờ vực của sự phá sản.
Mặc dù Cục Hải quan Cao Bằng đã ý thức được tầm quan trọng cũng như lưu ý đến vấn đề này, tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau như vướng mắc trong cơ chế, trình độ cán bộ công chức còn yếu, cơ sở vật chất yếu kém, ý thức tiêu dùng của người dân chưa cao…nên việc quản lý các mặt hàng nhập khẩu vẫn vô cùng khó khăn và kết quả thu được còn rất khiêm tốn.
Qua phân tích tình hình thực tế và dự báo tình hình phát triển trong vài năm tới, Cục Hải quan Cao Bằng đã có những giải pháp cụ thể để quản lý mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc như sau:
+ Thực hiện các biện pháp cắt giảm số lượng nhập khẩu của các mặt hàng, áp dụng các chính sách về thuế quan, hạn ngạch hợp lý để điều chỉnh hạn chế khối lượng hàng hóa theo chiều hướng có lợi.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển các mặt hàng mũi nhọn, cải tiến chất lượng, giá thành hạ để cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
+ Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tiêu dùng của người dân. Nếu hàng hai nước có chất lượng và giá cả tương đương thì sẽ tiêu dùng hàng trong nước, thực hiện đúng phương châm “người Việt dùng hàng Việt”.