Quản lý thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục Hải quan Cao Bằng: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 52 - 54)

2. Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động nhập khẩu 1 Nhóm giải pháp chung

2.2.2. Quản lý thuế nhập khẩu

Rà soát lại tất cả các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động quản lý thuế để giải quyết những chống chéo, mâu thuẫn từ đó có kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi cho phù hợp. Hải quan là cơ quan hành chính chịu điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Theo thống kê, hiện nay ngành hải quan phải thực hiện

việc quản lý theo quy định của khoảng 80 loại văn bản khác nhau. Trong lĩnh vực quản lý thuế xuất nhập khẩu cũng chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản khác nhau. Ngoài một số văn bản cơ bản như Luật thuế xuất khẩu, Luật thuế nhập khẩu, Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thì quản lý thuế còn chịu sự điều chỉnh của các luật khác như Bộ luật hình sự, Luật đầu tư, Luật ngân hàng, Pháp lệnh cán bộ, công chức, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính…cùng rất nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành các lĩnh vực này. Khi thực hiện nghiệp vụ quản lý thuế nhất là việc xử lý vi phạm và cưỡng chế thu đòi cơ quan hải quan đều phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản này. Hiện nay có rất nhiều các quy định mẫu thuẫn như đã trình bày ở Chương 2. Từ thực tế đó, việc rà soát lại tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất nhập khẩu để tiến hành sửa đổi bổ sung cho phù hợp là việc cần phải giải quyết. Việc rà soát lại tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất nhập khẩu là một việc làm không đơn giản vì nó liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác nhau do vậy cần thiết phải có sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị mà không riêng gì ngành hải quan.

- Cần tập hợp các quy định về quản lý thuế xuất nhập khẩu trong một văn bản hướng dẫn thống nhất tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý thế xuất nhập khẩu đồng thời tạo thuận lợi cho công chức hải quan thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế xuất nhập khẩu. Ngành Hải quan có trách nhiệm nhan chóng hoàn thiện dự thảo Thông tư về tủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu để thay thế cho các thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan và 114/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 về hướng dẫn kiểm tra sau thông quan. Thông tư này ra đời sẽ thu gọi đầu mối các văn bản đề thực hiện quản lý một cách thống nhất, xuyên suốt trong toàn bộ trình từ trước, trong và sau thông quan. Thông tư mới cũng sẽ hướng dẫn một số nội dung về thủ tục quản lý thuế thực hiện đồng thời trong quá trình làm thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan và kiểm tra sau thông quan. Theo đó thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, quản lý thuế được thực hiện dựa trên kết quả thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, người nộp thuế để áp dụng phương pháp quản lý rủi ro; có ưu tiên và tạo thuận lợi đối vơi chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, pháp luật thuế. Hàng hoá của chủ hàng đã vi phạm nhiều lần về luật thuế, luật hải quan sẽ không được ưu tiên khi làm thủ tục.

- Cần sớm xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực về kiểm tra thuế: Trong điều kiểm tra thuế được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, của người khai hải quan, mức độ rủi ro vi phạm pháp luật về thuế. Căn cứ nào để đảm bảo rằng kết quản kiểm tra thuế là chính xác, trung thực, khách quan và đáng tin cậy; việc giảm trừ trách nhiệm cho cán bộ, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra thuế qua từng khâu nghiệp vụ cần được định rõ ràng; kết quả kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng của Cục Hải quan Cao Bằng: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 52 - 54)