a) Sự phát triển của hoạt động ngoại thương
mặt kinh tế nói riêng. Chính vì thế hoạt động ngoại thương có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng. Hoạt động ngoại thương càng phát triển sẽ làm phát sinh nhiều giao dịch và nhu cầu thanh toán cũng tăng lên. Do vậy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng các ngân hàng sẽ mở rộng và phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
b) chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh tế. Một số chính sách nhà nước ban hành ra có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàn. Đặc biệt là các chính sách về ngoại thương có ảnh hưởng trực tiếp đến là các chính sách về ngoại thương có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế như: Chính sách thuế, kinh tế đối ngoại, chính sách về hàng hoá xuất nhập nhập khẩu.
Tuỳ theo từng thời kì khác nhau mà nhà nước áp dụng các chính sách vĩ mô khác nhau và tất nhiên hoạt động của các ngân hàng luân bị ảnh hưởng và phải điều tiết để phù hợp với các chính sách này. Ngoài ra, môi trường pháp lý của nhà nước đối với hoạt động thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện thiết lập một hệ thống quy trình nghiệp vụ thống nhất trong thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng.
c)Áp lực cạnh tranh của các ngân hàng.
Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt nhất là trong hoạt động thanh toán quốc tế. Chính vì vậy các ngân hàng luân đổi mới dịch vụ trong thanh toán, đổi mới công nghệ thanh tóan và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên. Hầu hết các ngân hàng lớn và có bề dầy truyền thống thường chiếm được nhiều thị phần trong thanh toán quốc tế. Các ngân hàng nhỏ và mới đi vào hoạt động như các ngân hàng cổ phần thì thường chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng lớn và do vậy hoạt động thanh toán của họ gặp nhiều khó khăn.