Khách hàng có yêu cầu chuyển tiền sẽ nộp vào ngân hàng một lệnh chuyển tiền theo mẫu của ngân hàng quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm: gồm các mục như dùng tài khoản nào để chuyển, chuyển theo hình thức nào ( bằng thư hay bằng séc); ngày giá trị, ngoại tệ, số tiền, người ra lệnh, người hưởng, ngân hàng người hưởng , nội dung thanh toán,…và kèm theo lệnh
chuyển tiền là hợp đồng thương mại giữa các bên. Ngân hàng khi nhận được lệnh chuyển tiền sẽ kiểm tra tài khoản của khách hàng khi nhận được lệnh chuyển tiền sẽ kiểm tra tài khoản của khách và đối chiếu giữa hợp đồng với lệnh chuyển tiền. Tất cả đều hợp lệ sẽ thực hiện chuyển tiền sang ngân hàng người hướng và báo nợ cho khách hàng. Và ngân hàng thực hiện thu phí chuyển tiền, mọi thao tác kế toán đều được thực hiện trên máy tính và được in ra thành văn bản để thông báo đến khách hàng.
Ở phương thức này ngân hàng không mấy khi gặp rủi ro, do việc ngân hàng chỉ đơn thuần là trung gian thực hiện chuyển tiền cho khách hàng và ngân hàng chỉ chuyển khi khách hàng có yêu cầu chuyển tiền và tài khoản của khách hàng đủ khả năng chi trả. Ngân hàng chỉ chịu rủi ro về mặt nghiệp vụ như việc chuyển sai tài khoản hoặc thất thoát trên đường chuyển.
Có ba loại chuyển tiền trước, trong và sau khi nhà nhập khẩu nhận được hàng hoá. Chuyển tiền trước khi nhận hàng là cách thức mà khách hàng của ngân hàng với tư cách là các nhà nhập khẩu phải thanh toán tiền trước nhưng có nguy cơ không nhận được hàng hoặc hàng hoá kém chất lượng phẩm chất so với hợp đồng đã ký. Nguy cơ khách hàng gặp rủi ro là rất cao nên ngân hàng thường tư vấn cho khách hàng nên dùng hình thức chuyển tiền trong hoặc sau khi nhận được hàng do như vậy an toàn cho khách hàng hơn. Tuy nhiên dùng hình nào còn do lợi thế của các bên trong hợp đồng thương mại. Ưu thế trong hợp đồng thương mại thuộc về bên nào thì bên đó sẽ được chọn cách thức chuyển tiền hoặc phương thức thanh toán.
Hoạt động thanh toán quốc tế qua phưong thức chuyển tiền của ngân hàng quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm đã có những thay đổi đáng kể năm 2006 chỉ là hoạt động chuyển tiền qua xuất khẩu nhưng đến năm 2007 đã có
sự hài hoà giũa hoạt động thanh toán xuất và nhập khẩu. Năm 2007 doanh số thanh toán qua phương thức này giảm xuống con số 9.5 triệu USD so với doanh số thanh toán qua phương thức này năm 2006 là 10 triệu USD. Trên thực tế phương thức thanh toán này không được ưa chuộng. Nguyên nhân chủ quan là do công nghệ của ngân hàng chưa phát triển và nguyên nhân khách quan là do đặc tính của phương thức này có phần lợi thế không công bằng giữa hai bên. Tuy nhiên với việc thu hút được lượng khách hàng nhỏ lẻ, nhưng giao dịch thường xuyên dự kiến sẽ mang lại cho ngân hàng sự phát triển trong tương lai.