Năm 2007 là năm đầu tiên Công ty hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần nên đã mất nhiều thời gian ổn định tổ chức và tìm tòi xây dựng mô hình tổ chức, phương thức kinh doanh để phù hợp với thực tế hơn.
Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là 100 tỷ đồng và được cơ cấu theo sở hữu: vốn thuộc sở hữu Nhà nước là 59,340 tỷ đồng chiếm 59,34% vốn điều lệ, vốn thuộc sở hữu của các cổ đông trong và ngoài Công ty là 40,660 tỷ đồng chiếm 40,66% vốn điều lệ. Trong đó, nhà đầu tư chiến lược chiếm 8,2%; người lao động chiếm 4,4% và cổ đông bên ngoài chiếm 28,06%.
Dưới đây là báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007
(tại ngày 31/12/2007)
Nguồn: Phòng kinh tế tài chính Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm
A. Tài sản 140.625.196.067 140.837.390.144
I. Tài sản ngắn hạn 120.910.387.465 123.498.779.426
1. Tiền 59.311.650.206 17.944.990.911
2. Các khoản phải thu 10.759.143.966 39.683.120.599
3. Hàng tồn kho 49.624.291.705 47.883.352.568
4. Tài sản ngắn hạn khác 1.215.301.588 1.627.276.356
II. Tài sản dài hạn 19.714.808.602 17.338.610.718
1.Các khoản phải thu dài hạn
2 Tài sản cố định 19.044.077.394 16.166.953.254
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 553.088.143 985.088.143
4. Tài sản dài hạn khác 117.643.065 186.569.321 B.Nguồn vốn 140.625.196.067 140.837.390.144 I. Nợ phải trả 39.652.798.459 35.087.681.510 1. Nợ ngắn hạn 35.862.625.613 33.855.223.082 2. Nợ dài hạn 3.790.172.846 1.232.458.428 II) Vốn chủ sở hữu 100.972.397.608 105.749.708.634 1.Vốn chủ sở hữu 100.000.000.000 105.090.104.899
2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 972.397.608 659.603.735
Nhìn vào bảng trên ta có nhận xét sau:
Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng chủ yếu là do tăng các khoản phải thu là chính và tài sản ngắn hạn khác.Chứng tỏ, Công ty đang thay đổi chính sách bán hàng, muốn mở rộng kinh doanh, nên tăng bán chịu, do vậy tiền mặt không tăng. Hàng tồn kho của Công ty giảm, chứng tỏ Công ty đang có xu hướng tiêu thụ được hàng. Tài sản dài hạn của Công ty giảm, trong đó giảm chính là tài sản cố định, chứng tỏ Công ty đang dần thay thế nhưng máy móc thiết bị cũ bằng những máy móc thiết bị hiện đại hơn, tinh gọn hơn.
Nợ phải trả của Công ty giảm, tiền giảm chứng tỏ Công ty đang dùng tiền để trang trải các khoản nợ. Còn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng. Như vậy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 cũng khá khả quan và sẽ tăng dần trong các năm tới.
Dựa vào bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh (ở dưới) ta có:
BẢNG 1.8: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY NĂM 2007
Nguồn: Phòng kinh tế tài chính
STT Chỉ tiêu Năm 2007
1 Chỉ tiêu khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán hiện thời 3,65
Hệ số thanh toán nhanh 2,20
2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ (Nợ phải trả/ Tổng tài sản) 0,25
Hệ số vốn tự có ( Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn) 0,75 3 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 1,96
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư chủ sở hữu(%) 5,09
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) 3,62
Tình hình tài chính của Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán, bảo toàn được vốn của các cổ đông.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÔM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI 2.1) MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN
2.1.1 Khái niệm về chất lượng
- Quan điểm về chất lượng xuất phát từ bản thân sản phẩm: Chất lượng là tập hợp những tính chất của sản phẩm để chế định tính thích hợp của nó nhằm thoả mãn những nhu cầu xác định phù hợp với công dụng của nó.
- Quan điểm về chất lượng xuất phát từ nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu, tiêu chuẩn hay các quy cách đã được xác định trước.
- Quan điểm xuất phát từ thị trường (thể hiện từ phía khách hàng): Chất lượng chính là sự phù hợp của sản phẩm dịch vụ với mục đích sử dụng của khách hàng.
- Xét về mặt cạnh tranh: Chất lượng có nghĩa là cung cấp các thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt sản phẩm đó với những sản phẩm khác cùng loại trên thị trường. Sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sẽ tạo ra uy tín cho doanh nghiệp.
- Chất lượng tổng hợp được hiểu là chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực.
- Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO: Chất lượng là mức độ thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn. Theo định nghĩa này, chất lượng là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng.
2.1.2 Vai trò của chất lượng
Chất lượng tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.Chất lượng giúp cho doanh nghiệp tăng được uy tín, hình ảnh, danh tiếng của mình nhờ đó nó có tác động rất lớn tới quyết định lựa chọn mua hàng.
Chất lượng là cơ sở cho việc duy trì và mở rộng thị trường tạo sự phát triển lâu dài và bền vững cho các doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là để thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và từ đó thu hút, lôi kéo khách hàng về phía mình. Nâng cao chất lượng là giải pháp quan trọng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. Trong điều kiện
ngày nay, nâng cao chất lượng là cơ sở cho việc giao lưu trao đổi thương mại và quá trình hội nhập quốc tế.
2.1.3 Xuất khẩu và mối quan hệ giữa chất lượng và xuất khẩu* Xuất khẩu * Xuất khẩu
BẢNG 2.1: Những ưu thế và bất lợi của xuất khẩu
ƯU THẾ BẤT LỢI - Giúp tăng tính cạnh tranh trong nước.
- Tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Mở rộng tiềm năng tiêu thụ của sản phẩm hiện có.
- Ổn định dao động thị trường theo thời vụ. - Giúp tăng tiềm năng mở rộng kinh doanh của Công ty.
- Tiêu thụ sản phẩm thặng dư.
- Thu được thông tin về cạnh tranh ở nước ngoài.
- Thanh toán lâu hơn.
- Cần thêm nguồn lực tài chính. - Đầu tư cho sản phẩm và bao bì để đáp ứng yêu cầu của các thị trường.
- Phải xin giấy phép xuất khẩu.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để thâm nhập thành công vào các thị trường. Cùng với giá cả, chất lượng là yếu tố cạnh tranh chính khi xuất khẩu vào các thị trường. Điều quan trọng là doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu chất lượng ở mức nào so với yêu cầu của thị trường và kênh bán hàng đã định. Chất lượng không chỉ bao hàm chất lượng sản phẩm, chất lượng quản lý cũng rất quan trọng. Việc đảm bảo giao hàng, khả năng học hỏi và thích ứng với các yêu cầu của các thị trường là tiêu chí quan trọng để có thể xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường. Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng thoả thuận là điều không thể thiếu để xây dựng quan hệ bạn hàng lâu dài.
2.2) TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI (2004-2007) PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI (2004-2007)
Seaprodex Hà Nội là một trong số ít doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản đông lạnh hàng đầu tại khu vực phía Bắc hiện nay. Sự thành công của quá trình cổ phần hoá chính là sự chọn lựa, kế thừa và phát huy những mặt tích cực, những giá trị tài sản hữu hình và vô hình mà Công ty đã gây dựng hơn 25 năm nay. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty những năm gần đây:
Bảng 2. 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2007 Nguồn: Phòng kinh tế tài chính
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH 2004 2005 2006 2007 % SO SÁNH GIỮA NĂM 2007VÀ 2006 KH TH KH CKỲ 1.Tổng doanh thu Tỷ đồng 943,924 851,363 328,918 630 255,020 38,46 77,53 2.Tổng doanh số XNK và KDDV Triệu USD 68,712 42,667 14,665 35 15,454 44,15 105,38
2.1 Xuất khẩu TriệuUSD 12,803 17,002 10,000 15 12,374 82,49 123,73
2.2 Nhập khẩu TriệuUSD (sắt thép)55,106 (sắt thép)24,308 (nhựa)3,642 18 1,636 9,09 44,92
2.3 Kinh doanh dịch vụ TriệuUSD 0,803 1,357 1,022 2 1,444 72,21 141,34 3. Sản xuất chế biến 3.1 Giá trị 3.2 Sản lượng TriệuUSD Tấn 6,615 1169,02 5,1 1.050 3,638 715,21 71,34 68,12 55,00 61,18 4.Nộp ngân sách Tỷ đồng 13,360 25 5,469 21,87 40,93 5.Thu nhập bình quân đ/ng/ tháng 1035000 1082000 1195671 1400000 1198494 85,61 100,24
6.Lợi nhuận trước
thuế TNDN Tỷ đồng 3,56 6,801 5 5,088 101,76 74,81
Nhận xét
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng so với kế hoạch năm 2007 chỉ tiêu lợi nhuận đạt 5,088 tỷ đồng bằng 101,76% kế hoạch được giao.Còn các chỉ tiêu khác đều chưa đạt kế hoạch.Vào những tháng cuối năm Công ty đã tăng cường đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đơn vị trong và ngoài nước nhằm tăng doanh thu, doanh số và hiệu quả kinh doanh và đặc biệt Công ty đã chuyển hướng kinh doanh đa dạng tổng hợp tạo đà cho sự phát triển toàn diện năm 2008.
* Về doanh thu:
Doanh nghiệp bắt đầu thực hiện cổ phần hoá từ tháng 10-2005 và chính thức theo mô hình doanh nghiệp cổ phần vào ngày 1-1-2007, do vậy đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến doanh thu giảm,vì doanh nghiệp còn đang từng bước để thích nghi đối với mô hình doanh nghiệp cổ phần.Năm 2004, doanh thu đạt gần 944 tỷ đồng, có thể nói đây là một con số tương đối lớn. Năm 2005, doanh thu Seaprodex Hà Nội đạt 851,363 tỷ đồng. Năm 2006, doanh thu giảm ,nguyên nhân là do khâu nguyên vật liệu đầu vào chưa thực sự ổn định, trong khi những vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với Việt Nam vừa qua cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả kinh doanh. Mặt khác, việc kinh doanh sắt thép chịu tác động lớn của thị trường trong và ngoài nước, đã ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.Đến năm 2007, doanh thu đạt 255,020 tỷ đồng.Mặc dù tổng doanh thu toàn Công ty chưa đạt kế hoạch được giao nhưng một số đơn vị của Công ty đã có những nỗ lực, đóng góp vào kết quả hoạt động chung của Công ty. Cùng với những kinh nghiệm trong ngành thuỷ hải sản, đa dạng hoá loại hình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ từng bước tăng doanh thu của mình.
* Về xuất khẩu
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn do các rào cản kỹ thuật của các thị trường phát triển nhưng Công ty đã duy trì ổn định xuất khẩu, đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nâng cao uy tín chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Công ty và năm 2007 Công ty đã được chọn là 1 trong 45 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của cả nước.
- Năm 2005, xuất khẩu tăng 32,8%. Sở dĩ như vậy là do xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng cao.
- Năm 2006, xuất khẩu giảm đáng kể, giảm 41%.Nguyên nhân là do doanh nghiệp bị mất hẳn thị trường Mỹ. Như đã biết, năm 2006, xảy ra vụ kiện chống bán phá giá vào thị trường Mỹ,làm cho sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm, không chỉ Công ty mà các doanh nghiệp trong ngành thuỷ hải sản xuất khẩu sang Mỹ giảm đáng kể.
- Năm 2007, doanh số xuất khẩu của Công ty tuy không đạt KH nhưng so với cùng kỳ năm trước có sự tăng trưởng, tăng 23,73% so với năm 2006. Xuất khẩu sang thị
trường Nhật giảm,do xảy ra vụ Nhật kiểm đinh dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thuỷ hải sản của các doanh nghiệp Việt Nam, làm giảm doanh số xuất khẩu. Nhưng Công ty vẫn quyết tâm giữ vững và không ngừng tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ở thị trường này.
+ Công ty đã đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, đã tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới như gạo, tinh bột sắn, hàng điện tử, hoá chất… Xuất khẩu nông sản của công ty tăng làm cho sản lượng xuất khẩu của Công ty vẫn tăng.
+ Ngoài những thị trường truyền thống của Công ty như Nhật, Hồng Kông, Công ty đã mở ra các thị trường mới khác như Châu Phi, UEA, Czech. Hiện nay, Công ty đang tiếp cận và tìm kiếm bạn hàng lâu dài với thị trường Australia, Trung Quốc và Nga.
Như vậy, trong thời gian tới sẽ hứa hẹn, doanh số xuất khẩu của Công ty tăng cao hơn nữa vì Công ty đã đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để tránh những rủi ro mà cả ngành thuỷ sản phải đối mặt như bán phá giá ở thị trường Mỹ, hay dư lượng khánh sinh ở thị trường Nhật Bản trong thời gian vừa qua.
* Nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty có những khó khăn .
Trong năm 2004, 2005 chủ yếu là nhập khẩu những mặt hàng sắt thép,doanh thu từ nhập khẩu tăng mạnh, nhưng cũng kèm theo chi phí tăng như chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho.Hơn nữa việc kinh doanh sắt thép chịu tác động lớn của thị trường trong và ngoài nước, đã ảnh hưởng đến doanh thu nhập khẩu của Công ty. Năm 2006, doanh nghiệp đã từng bước chuyển đổi cơ cấu mặt hàng. Đến năm 2007, doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang mặt hàng có giá trị cao như nhập khẩu điện thoại di động, mặc dù giá trị thu được hiện tại chưa cao, nhưng trong thời gian tới nó sẽ là mặt hàng đem về doanh thu cho Công ty.
Kinh doanh dịch vụ của Công ty tăng qua các năm.Cho thấy việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh của Công ty đem lại hiệu quả cao. Và việc kinh doanh dịch vụ là một minh chứng, mặc dù đây không phải là một thế mạnh của Công ty, nhưng với một sự nhạy bén của mình,việc cho thuê văn phòng, nhà hàng, khách sạn, đã phát huy được tác dụng và cho thấy thêm một mặt mạnh nữa của Công ty.
Năm 2007, có nhiều chuyển biến tích cực trong việc khai thác và đẩy mạnh kinh doanh hàng thuỷ sản nội địa phục vụ cho nhu cầu tiêu dung trong nước.Doanh thu kinh doanh dich vụ năm 2007 đạt 141,34% so với năm 2006.
* Về sản xuất chế biến:
Năm 2007, giá trị thực hiện là 3,638 triệu USD so với kế hoạch bằng 71,34% so với cùng kỳ năm trước bằng 55%.
Sản lượng thực hiện 715,21 tấn so với kế hoạch bằng 68,12% so với cùng kỳ năm trước bằng 61,18%.
Nguyên nhân sản xuất chế biến đạt thấp do nguyên liệu ở phía Bắc không có đủ để cung cấp cho sản xuất, giá mua nguyên liệu thuỷ sản cạnh tranh gay gắt, các chi phí đầu vào (điện, nước, nguyên vật liệu, bao bì..) đều tăng cao làm cho hiệu quả sản xuất chế biến thấp trong khi giá đầu ra của sản phẩm XK thấp hơn cùng kỳ năm trước đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Các đơn vị chế biến của Công ty sản xuất cầm chừng do sợ thua lỗ và thị trường tiêu thụ khó khăn, tiềm ẩn rủi ro do có thể bị dư lượng kháng sinh. Mặt khác, nguyên liệu sạch đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu là rất khó khăn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới SXCB của Công ty.
* Về thu nhập: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên toàn Công ty ở mức khá. Năm 2007, so với cùng kỳ năm trước thu nhập của CBCNV tại các chi nhánh trực thuộc Công ty đều tăng.
* Về lợi nhuận trước thuế TNDN
Lợi nhuận hàng năm vẫn tăng là do mặc dù xuất khẩu giảm (2005 so với 2006) nhưng bù lại ta có doanh thu từ mặt hàng nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ, làm cho lợi