Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 32 - 38)

Seaprodex Hà Nội là một trong số ít doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản đông lạnh hàng đầu tại khu vực phía Bắc hiện nay. Sự thành công của quá trình cổ phần hoá chính là sự chọn lựa, kế thừa và phát huy những mặt tích cực, những giá trị tài sản hữu hình và vô hình mà Công ty đã gây dựng hơn 25 năm nay. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty những năm gần đây:

Bảng 2. 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2007 Nguồn: Phòng kinh tế tài chính

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH 2004 2005 2006 2007 % SO SÁNH GIỮA NĂM 2007VÀ 2006 KH TH KH CKỲ 1.Tổng doanh thu Tỷ đồng 943,924 851,363 328,918 630 255,020 38,46 77,53 2.Tổng doanh số XNK và KDDV Triệu USD 68,712 42,667 14,665 35 15,454 44,15 105,38

2.1 Xuất khẩu TriệuUSD 12,803 17,002 10,000 15 12,374 82,49 123,73

2.2 Nhập khẩu TriệuUSD (sắt thép)55,106 (sắt thép)24,308 (nhựa)3,642 18 1,636 9,09 44,92

2.3 Kinh doanh dịch vụ TriệuUSD 0,803 1,357 1,022 2 1,444 72,21 141,34 3. Sản xuất chế biến 3.1 Giá trị 3.2 Sản lượng TriệuUSD Tấn 6,615 1169,02 5,1 1.050 3,638 715,21 71,34 68,12 55,00 61,18 4.Nộp ngân sách Tỷ đồng 13,360 25 5,469 21,87 40,93 5.Thu nhập bình quân đ/ng/ tháng 1035000 1082000 1195671 1400000 1198494 85,61 100,24

6.Lợi nhuận trước

thuế TNDN Tỷ đồng 3,56 6,801 5 5,088 101,76 74,81

Nhận xét

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng so với kế hoạch năm 2007 chỉ tiêu lợi nhuận đạt 5,088 tỷ đồng bằng 101,76% kế hoạch được giao.Còn các chỉ tiêu khác đều chưa đạt kế hoạch.Vào những tháng cuối năm Công ty đã tăng cường đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đơn vị trong và ngoài nước nhằm tăng doanh thu, doanh số và hiệu quả kinh doanh và đặc biệt Công ty đã chuyển hướng kinh doanh đa dạng tổng hợp tạo đà cho sự phát triển toàn diện năm 2008.

* Về doanh thu:

Doanh nghiệp bắt đầu thực hiện cổ phần hoá từ tháng 10-2005 và chính thức theo mô hình doanh nghiệp cổ phần vào ngày 1-1-2007, do vậy đây là một trong những

nguyên nhân dẫn đến doanh thu giảm,vì doanh nghiệp còn đang từng bước để thích nghi đối với mô hình doanh nghiệp cổ phần.Năm 2004, doanh thu đạt gần 944 tỷ đồng, có thể nói đây là một con số tương đối lớn. Năm 2005, doanh thu Seaprodex Hà Nội đạt 851,363 tỷ đồng. Năm 2006, doanh thu giảm ,nguyên nhân là do khâu nguyên vật liệu đầu vào chưa thực sự ổn định, trong khi những vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với Việt Nam vừa qua cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả kinh doanh. Mặt khác, việc kinh doanh sắt thép chịu tác động lớn của thị trường trong và ngoài nước, đã ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.Đến năm 2007, doanh thu đạt 255,020 tỷ đồng.Mặc dù tổng doanh thu toàn Công ty chưa đạt kế hoạch được giao nhưng một số đơn vị của Công ty đã có những nỗ lực, đóng góp vào kết quả hoạt động chung của Công ty. Cùng với những kinh nghiệm trong ngành thuỷ hải sản, đa dạng hoá loại hình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ từng bước tăng doanh thu của mình.

* Về xuất khẩu

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn do các rào cản kỹ thuật của các thị trường phát triển nhưng Công ty đã duy trì ổn định xuất khẩu, đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nâng cao uy tín chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Công ty và năm 2007 Công ty đã được chọn là 1 trong 45 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của cả nước.

- Năm 2005, xuất khẩu tăng 32,8%. Sở dĩ như vậy là do xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng cao.

- Năm 2006, xuất khẩu giảm đáng kể, giảm 41%.Nguyên nhân là do doanh nghiệp bị mất hẳn thị trường Mỹ. Như đã biết, năm 2006, xảy ra vụ kiện chống bán phá giá vào thị trường Mỹ,làm cho sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm, không chỉ Công ty mà các doanh nghiệp trong ngành thuỷ hải sản xuất khẩu sang Mỹ giảm đáng kể.

- Năm 2007, doanh số xuất khẩu của Công ty tuy không đạt KH nhưng so với cùng kỳ năm trước có sự tăng trưởng, tăng 23,73% so với năm 2006. Xuất khẩu sang thị

trường Nhật giảm,do xảy ra vụ Nhật kiểm đinh dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thuỷ hải sản của các doanh nghiệp Việt Nam, làm giảm doanh số xuất khẩu. Nhưng Công ty vẫn quyết tâm giữ vững và không ngừng tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ở thị trường này.

+ Công ty đã đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, đã tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới như gạo, tinh bột sắn, hàng điện tử, hoá chất… Xuất khẩu nông sản của công ty tăng làm cho sản lượng xuất khẩu của Công ty vẫn tăng.

+ Ngoài những thị trường truyền thống của Công ty như Nhật, Hồng Kông, Công ty đã mở ra các thị trường mới khác như Châu Phi, UEA, Czech. Hiện nay, Công ty đang tiếp cận và tìm kiếm bạn hàng lâu dài với thị trường Australia, Trung Quốc và Nga.

Như vậy, trong thời gian tới sẽ hứa hẹn, doanh số xuất khẩu của Công ty tăng cao hơn nữa vì Công ty đã đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để tránh những rủi ro mà cả ngành thuỷ sản phải đối mặt như bán phá giá ở thị trường Mỹ, hay dư lượng khánh sinh ở thị trường Nhật Bản trong thời gian vừa qua.

* Nhập khẩu

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty có những khó khăn .

Trong năm 2004, 2005 chủ yếu là nhập khẩu những mặt hàng sắt thép,doanh thu từ nhập khẩu tăng mạnh, nhưng cũng kèm theo chi phí tăng như chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho.Hơn nữa việc kinh doanh sắt thép chịu tác động lớn của thị trường trong và ngoài nước, đã ảnh hưởng đến doanh thu nhập khẩu của Công ty. Năm 2006, doanh nghiệp đã từng bước chuyển đổi cơ cấu mặt hàng. Đến năm 2007, doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang mặt hàng có giá trị cao như nhập khẩu điện thoại di động, mặc dù giá trị thu được hiện tại chưa cao, nhưng trong thời gian tới nó sẽ là mặt hàng đem về doanh thu cho Công ty.

Kinh doanh dịch vụ của Công ty tăng qua các năm.Cho thấy việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh của Công ty đem lại hiệu quả cao. Và việc kinh doanh dịch vụ là một minh chứng, mặc dù đây không phải là một thế mạnh của Công ty, nhưng với một sự nhạy bén của mình,việc cho thuê văn phòng, nhà hàng, khách sạn, đã phát huy được tác dụng và cho thấy thêm một mặt mạnh nữa của Công ty.

Năm 2007, có nhiều chuyển biến tích cực trong việc khai thác và đẩy mạnh kinh doanh hàng thuỷ sản nội địa phục vụ cho nhu cầu tiêu dung trong nước.Doanh thu kinh doanh dich vụ năm 2007 đạt 141,34% so với năm 2006.

* Về sản xuất chế biến:

Năm 2007, giá trị thực hiện là 3,638 triệu USD so với kế hoạch bằng 71,34% so với cùng kỳ năm trước bằng 55%.

Sản lượng thực hiện 715,21 tấn so với kế hoạch bằng 68,12% so với cùng kỳ năm trước bằng 61,18%.

Nguyên nhân sản xuất chế biến đạt thấp do nguyên liệu ở phía Bắc không có đủ để cung cấp cho sản xuất, giá mua nguyên liệu thuỷ sản cạnh tranh gay gắt, các chi phí đầu vào (điện, nước, nguyên vật liệu, bao bì..) đều tăng cao làm cho hiệu quả sản xuất chế biến thấp trong khi giá đầu ra của sản phẩm XK thấp hơn cùng kỳ năm trước đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Các đơn vị chế biến của Công ty sản xuất cầm chừng do sợ thua lỗ và thị trường tiêu thụ khó khăn, tiềm ẩn rủi ro do có thể bị dư lượng kháng sinh. Mặt khác, nguyên liệu sạch đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu là rất khó khăn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới SXCB của Công ty.

* Về thu nhập: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên toàn Công ty ở mức khá. Năm 2007, so với cùng kỳ năm trước thu nhập của CBCNV tại các chi nhánh trực thuộc Công ty đều tăng.

* Về lợi nhuận trước thuế TNDN

Lợi nhuận hàng năm vẫn tăng là do mặc dù xuất khẩu giảm (2005 so với 2006) nhưng bù lại ta có doanh thu từ mặt hàng nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ, làm cho lợi

nhuận vẫn tăng. Hơn nữa, mặc dù doanh thu giảm qua các năm, nhưng lợi nhuận vẫn giữ ở mức ổn định và cao hơn các năm trước là do chi phí giảm mạnh. Năm 2004, 2005, mặc dù Công ty nhập khẩu sắt thép đem lại doanh thu từ nhập khẩu tăng cao nhưng chi phí để vận chuyển và lưu kho mặt hàng này cũng tăng cao, do vậy lợi nhuận thu về không cao. Đến năm 2006, 2007, Công ty đã thay đổi cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, đó là những mặt hàng giá trị cao,chi phí bỏ ra lại thấp, do đó lợi nhuận của năm 2006 tăng 71,4% so với năm 2005. Năm 2007,chỉ tiêu lợi nhuận toàn Công ty đạt 5,088 tỷ đồng so với KH bằng 101,76%. Lợi nhuận năm 2007 chỉ bằng 74,81% năm 2006, sở dĩ như vậy là do 3 nguyên nhân:

+ Thứ nhất là xuất khẩu sang thị trường Nhật giảm hẳn, do Nhật kiểm định gắt gao mặt hàng xuất khẩu thuỷ hải sản của các doanh nghiệp Việt Nam.Nhưng bù lại doanh nghiệp lại thu về được từ xuất khẩu nông sản.

+ Năm 2007, Seaprodex đã đầu tư 234,11 tỷ đồng để triển khai các dự án đầu tư tại 3 xí nghiệp và xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê.

+ Năm 2007, Công ty gặp một số khó khăn trong mô hình quản lý khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w