* Quản lý chất lượng sản phẩm:
Trong xu thế yêu cầu về chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao của thị trường Nhật, chất lượng hàng thuỷ sản của Công ty đặc biệt là mặt hàng tôm ngày càng được nâng cao, tuy mức độ đó là chưa nhiều. An toàn vệ sinh thực phẩm được Công ty rất chú trọng. Công ty đã áp dụng HACCP theo tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU…. Tuy nhiên, Nhật Bản không bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản phải sử dụng quy trình sản xuất theo HACCP. Như vậy, để giải quyết tình trạng nhiễm dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật, Công ty cần nghiên cứu, tìm tòi hơn nữa bộ tiêu chuẩn thích hợp để áp dụng, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng khi xuất khẩu sang Nhật, để khắc phục tình trạng như hiện nay.
Mối liên kết giữa các xí nghiệp chế biến thuỷ sản với nhau, giữa doanh nghiệp chế biến với cơ sở sản xuất nguyên liệu chưa hiệu quả. Thường xuyên xảy ra tình trạng tranh chấp nguyên liệu đầu vào, đẩy giá lên cao nên làm yếu đi sức cạnh tranh của hàng
thuỷ sản của chúng ta ở thị trường nước ngoài. Hơn nữa, chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến không cao, giá nguyên liệu lại tăng, còn giá bán sản phẩm đầu ra lại thấp khiến cho sản xuất ít có lãi, gây khó khăn cho kinh doanh của Công ty.
* Khâu phân phối
Sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm có lợi cho sức khoẻ trong suốt quá trình chế biến là hết sức cần thiết từ khâu sản xuất ở nước chế biến tới khâu nhập khẩu và phân phối tại Nhật.
Hầu hết các sản phẩm thuỷ sản của Công ty xuất khẩu sang Nhật Bản đều phải thông qua các nhà nhập khẩu là các công ty thương mại lớn để đến các nhà buôn, nhà phân phối hoặc các nhà máy chế biến lại. Từ đây sản phẩm thuỷ sản mới được đưa đến các nhà hàng, siêu thị, nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Việc giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương giữa Công ty với khách hàng Nhật Bản đều phải thông qua các nhà thầu nhập khẩu. Khi xuất sang thị trường Nhật, Công ty thông qua một số nhà phân phối lớn trong đó lớn nhất là công ty Nichirei. Đây là bạn hàng truyền thống quen thuộc từ nhiều năm nay của Công ty khi thâm nhập tại thị trường Nhật. Nichirei luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong cả sản lượng cũng như giá trị xuất của công ty sang thị trường Nhật. Ta có thể biết rõ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1:Sản lượng xuất qua Nichirei hàng tháng 200 200 150 80 100 170 280 260 0 50 100 150 200 250 300
Tôm hùm Tôm thẻ Mực Tôm khác Sản phẩm
Tấn/tháng
Tổng SL xuất Nichirei
Hình thức này có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Chi phí lưu thông thấp
- Kênh phân phối được thiết lập sẵn sẽ thuận lợi cho Công ty vì không phải mất thời gian và nhiều chi phí nghiên cứu kênh phân phối.
- Mức độ hiểu biết thị trường của các nhà thầu này là rất cao nên các giao dịch mua bán thường nhanh chóng và tin tưởng lẫn nhau hơn. Cung cấp thông qua các nhà thầu nhập khẩu thường là số lượng lớn, ổn định.
Nhược điểm:
- Gía xuất khẩu thấp, nhà xuất khẩu không chủ động định giá sản phẩm của mình trên thị trường Nhật Bản, chủ yếu tham khảo giá xuất khẩu của nước khác.
- Một phần không nhỏ sản phẩm xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, sơ chế và sẽ được chế biến lại thông qua các nhà máy chế biến tại Nhật Bản và mang nhãn mác của Nhật Bản. Các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng cũng thường làm theo đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu và mang tên của các công ty Nhật Bản. Điều này hạn chế trong việc tạo tên tuổi của sản phẩm thuỷ sản của Công ty.
- Không trực tiếp tiếp cận với người tiêu dùng, khi thị hiếu tiêu dùng thay đổi thì Công ty sẽ khó nắm bắt kịp thời.
* Tiến độ và thời gian giao hàng
Công ty lựa chọn kênh phân phối thông qua các nhà thầu nhập khẩu theo các hợp đồng ký kết thì thời gian lưu thông hàng lâu hơn kênh phân phối không qua thị trường bán buôn mà đến thẳng các khu tiêu thụ.
Hơn nữa, trong thời gian kiểm tra lô hàng tại cảng của Nhật, toàn bộ lô hàng sẽ bị giữ lại chưa được thông quan. Nếu vi phạm có thể bị huỷ bỏ hay bị phạt. Điều này sẽ làm ảnh hưởng to lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu vì không những họ bị tổn thất do bị mất lô hàng mà họ còn bị phạt do vi phạm hợp đồng như hàng không đảm bảo chất lượng, thời hạn giao hàng không đúng hạn.
Do người Nhật rất chú trọng đến chữ tín nên Công ty cần tuân thủ hợp đồng và thực hiện giao hàng đúng thời hạn.