Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu tại Công ty cổ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 54 - 56)

xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội.

Nhật Bản là một thị trường quan trọng hàng đầu của mặt hàng thuỷ sản. Để giữ vững thị trường lớn này, bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để đáp ứng những yêu cầu của thị trường Nhật, đặc biệt là các rào cản của thị trường này, thì cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng, khai thác, bảo quản đến khâu chế biến sản phẩm.

Các sản phẩm thuỷ sản mà Nhật phát hiện có dư lượng chất Chloramphenicol chủ yếu được khai thác ngoài biển từ tàu của ngư dân, qua các chủ nậu vừa mua gom sơ chế, rồi mới được đưa vào chế biến tại các nhà máy. Do vậy, khi mà doanh nghiệp bị phía Nhật phát hiện có Chloramphenicol trong lô hàng của mình thì doanh nghiệp chẳng biết lô hàng đó chế biến từ nguyên liệu nào, và truy xuất nguồn gốc của lô hàng đó. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng, lô hàng bị nhiễm Chloraphenicol từ khâu bảo quản sản phẩm trên các tàu cá của ngư dân và trong quá trình bảo quản trong khâu thu gom của các đầu nậu.

Dư lượng kháng sinh trong hàng thuỷ sản xuất khẩu là vấn đề không mới, nhưng vẫn tiếp tục tiếp diễn. Đó chính là do nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của những người tham gia chuỗi xuất khẩu từ nuôi trồng, chế biến đến xuất khẩu chưa cao.

Để có được con tôm xuất khẩu phải bắt đầu từ người nuôi hoặc đánh bắt rồi từ đó các nhà máy mới thu mua để chế biến và xuất khẩu. Có thể coi mỗi khâu là một mắt xích trong chuỗi giá trị đấy. Nếu khâu nguyên liệu ban đầu mà được quản lý và nuôi tốt thì sẽ có nguyên liệu tốt. Tiếp theo đó là khâu chế biến, bảo quản tốt nữa thì chắc chắn sẽ có một sản phẩm tốt. Khi nguyên liệu không bảo đảm yêu cầu thì doanh nghiệp cũng không thể nào bán được sản phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả người nuôi, chứ không thể cứ nuôi rồi bán ra là hết trách nhiệm. Vì vậy, cần phải xây dựng một khái niệm: Hàng hóa đến tay người tiêu dùng và được chấp nhận thì mới kết thúc chuỗi giá trị đấy. Từng khâu trong chuỗi giá trị đó đều quan trọng như nhau để tạo cho người nuôi một ý thức và vai trò hết sức quan trọng trong việc tham gia xuất khẩu hàng thủy sản.

Sản phẩm được kiểm tra kiểm soát ngay từ khâu đầu vào (nguyên liệu) đến khâu đầu ra (thành phẩm). Để kiểm soát được nguồn nguyên liệu, Công ty cử cán bộ “nằm vùng” ngay tại các vùng nuôi nhằm theo dõi việc sử dụng thức ăn, thuốc chữa bệnh, quá

trình thay nước….Trong quá trình vận chuyển, tôm nguyên liệu phải được bảo quản trong thùng cách nhiệt tốt nhằm tránh thất thoát và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xuống cấp trước khi đưa về nhà máy chế biến. Tính trung bình, chi phí đầu tư cho kiểm tra chất lượng sản phẩm từ ao nuôi đến thành phẩm chiếm tới 8-10% doanh số lô hàng. Mặc dù tốn kém, nhưng xí nghiệp vẫn phải đầu tư để sản phẩm đưa ra thị trường thế giới đảm bảo tốt nhất về mặt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Công ty trong những năm qua đứng trước 3 thách thức lớn: an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến thiếu nguồn nguyên liệu an toàn và cạnh tranh gay gắt cả đầu vào lẫn đầu ra. Do đó, để giữ vững thị trường Nhật Bản, yêu cầu đặt ra là phải quản lý chất lượng thuỷ sản của Công ty, ngay từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế và chế biến.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 54 - 56)