Đánh giá thực trạng xuất khẩu Tôm của Công ty sang thị trường Nhật

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 68)

2.5.1) Những kết quả đạt được.

Năm 2007 là năm có nhiều sự kiện quan trọng và đổi mới, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO đã tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu như Seaprodex Hà Nội trong việc mở rộng và tìm kiếm thị trường và bạn hàng mới, gở bỏ hàng rào thuế quan.

Năm 2007 cũng là năm Công ty CP XNK Thuỷ sản Hà Nội chuyển từ công ty 100% vốn Nhà nước chuyển sang đa sở hữu và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Khi theo mô hình này, Nhà nước và Ngành có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh. Hơn nữa, Công ty còn được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà Nước như miễn giảm thuế TNDN, thuế trước bạ và các ưu đãi về đầu tư…

Để hội nhập, tham gia vào thị trường thế giới, Công ty đã tự đổi mới và giải quyết các vấn đề bên trong.Việc không ngừng nâng cấp đổi mới theo chuẩn mực quốc tế, cổ phần hoá doanh nghiệp, huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó chủ yếu phát huy nội lực từ mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà Nước.Công ty đã chủ động phát triển sản xuất theo định hướng của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của Công ty trên cả thị trường trong nước cũng như quốc tế .

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Công ty tăng 123,73% so với năm 2006. Nhật Bản hiện chiếm hơn 50% tỷ trọng xuất khẩu.

Công ty luôn nhận thức rõ được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đặc biệt là với mặt hàng thực phẩm thuỷ hải sản. Vì vậy, Công ty luôn cố gắng kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bảo quản sản phẩm nhằm đảm bảo cung cấp đến tay người tiêu dùng những sản phẩm tươi ngon và an toàn nhất. Hiện nay, công ty đã nhận được các chứng chỉ công nhận về chất lượng sản phẩm cả trong và ngoài nước như: chứng nhận chất lượng HACCP của Mỹ, chứng nhận EU Code của liên minh Châu Âu ...

Công ty cũng tổ chức bộ phận Quản lý chất lượng riêng với đội ngũ kĩ sư nhằm tìm hiểu, xây dựng các quy trình quản lý chất lượng mới, quản lý chất lượng sản phẩm, thực hiện việc đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan quản lý Nhà nước..

Công ty đã chấp nhận những tiêu chuẩn cao nhất, khắt khe nhất của thị trường, những thị trường khó tính như EU, Nhật…. Về phía doanh nghiệp, Seaprodex Hà Nội đã

triển khai mạnh mẽ hoạt động nâng cấp điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng cách tiếp cận tiên tiến như GMP, SSOP, HACCP về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nó đã đem lại hiệu quả trong việc thay đổi phương thức quản lý an toàn thực phẩm, chuyển hẳn từ việc kiểm tra thành phẩm sang đảm bảo chất lượng theo hệ thống trong toàn bộ quá trình chế biến và bước đầu tiếp cận với các khâu trước chế biến.

Các cơ sở chế biến của Công ty đã đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo hệ thống HACCP. Đây là những quy định, tiêu chuẩn vệ sinh mà các doanh nghiệp chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu buộc phải tuân thủ chặt chẽ nếu muốn xuất khẩu sang các thị trường.

Mặc dù gặp khó khăn về vấn đề nguyên liệu, do một năm chỉ sản xuất tập trung trong những tháng hè vì thiếu nguyên liệu, nhưng những chuyến hàng vẫn đều đặn “ ra lò” và được xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Công ty có xây dựng hệ thống phòng ngừa và kiểm tra kháng sinh trong nuôi tôm thẻ chân trắng ( Vannamei) và giải quyết các khiếu nại của khách hàng về thiếu trọng lượng, hàng nhiễm kháng sinh bị trả về.

Nhờ chú trọng quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Seaprodex Hà Nội là 1 trong 71 doanh nghiệp được miễn kiểm tra dư lượng hoá chất kháng sinh khi xuất khẩu hàng thuỷ sản sang Nhật ( vào tháng 10-2007).

2.5.2) Những tồn tại và nguyên nhân.

Thị trường truyền thống của Công ty là Nhật Bản với mặt hàng xuất chính là tôm đông lạnh gặp nhiều khó khăn do các rào cản về kỹ thuật như truy xuất nguồn gốc và dư lượng kháng sinh trong sản phẩm xuất khẩu.

Trong tháng 7/2006, sau khi 2 doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng bị phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh Chloramphenicol, Nhật Bản đã ban hành lệnh kiểm tra 50%, tiếp đến là 100% đối với các lô hàng sản phẩm tôm. Đặc biệt, cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản Nhật Bản đã yêu cầu kiểm tra 100% các lô hàng Tôm xuất xứ từ Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, theo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật

Bản, trong thời gian kiểm tra 100% thì chỉ cần một vài doanh nghiệp tiếp tục vi phạm, có thể toàn bộ các doanh nghiệp cùng ngành sẽ bị cấm nhập khẩu vào Nhật.

Khi Công ty xuất khẩu sản phẩm Tôm qua thị trường Nhật Bản, Công ty phải cung ứng nguồn nguyên liệu mẫu để phía Nhật Bản kiểm tra chất lượng, điều này gây mất nhiều thời gian, trong khi hàng chế biến có thời gian sử dụng ngắn ngày gây khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt khác, khi Công ty đưa hàng mẫu đi kiểm tra đã đội chi phí lên cao, dẫn đến các đơn hàng bị đình trệ không còn lãi.

Chế độ kiểm tra nghiêm ngặt này sẽ làm cho mặt hàng tôm của Công ty giảm sức cạnh tranh do phải chịu các đợt kiểm tra tại kho bãi, giao hàng chậm và đồng thời sẽ làm giảm uy tín của mặt hàng Tôm của Công ty sang thị trường Nhật, làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm của Công ty với các đối tác bên Nhật không còn suôn sẻ. Hiện nay, Tôm đang là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Công ty (chiếm hơn 60% thị phần trong cơ cấu sản phẩm của Công ty). Như vậy, sản phẩm chủ lực của Công ty mà lại gặp khó khăn thì không những sẽ ảnh hưởng tới việc giữ vững thị trường Nhật, ảnh hưởng tới thị phần của Công ty vì thị trường Nhật chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu các thị trường của Công ty. Hơn nữa, Công ty sẽ khó khăn trong việc ký hợp đồng xuất khẩu với các doanh nghiệp Nhật Bản, do các doanh nghiệp Nhật Bản e ngại Tôm Việt Nam bị kiểm tra 100%. Ngoài ra, Công ty sẽ có thể bị các doanh nghiệp nhập khẩu của Nhật Bản ép giá do họ dựa vào lý do Tôm của Việt Nam có chất lượng không đảm bảo nên trả giá thấp. Như vậy, đây quả là điều bất lợi to lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Tôm sang thị trường Nhật Bản. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Công ty nói riêng và ảnh hưởng đến hàng thuỷ sản Việt Nam nói chung. Vì vậy, làm thế nào để tháo gỡ tình trạng này? Truớc tiên, ta phải tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó.

Nguyên nhân Tôm xuất khẩu đi Nhật có nhiễm kháng sinh là do các chất kháng sinh Chloramphenicol và Nitrofuran vừa có tác dụng chữa bệnh vừa có tác dụng giữ độ tươi cho các sản phẩm tươi sống.

- Trong quá trình nuôi trồng, người nuôi sử dụng các chất kháng sinh Chloramphenicol, Nitrofuran để chữa bệnh cho tôm hoặc trộn vào thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng cho tôm. Thời gian sử dụng thuốc đến khi thu hoạch ngắn không đủ để các chất kháng sinh phân hủy hết.

- Sau khi thu hoạch, trong quá trình vận chuyển các đại lý thu mua thủy sản, người nuôi sử dụng kháng sinh Chloramphenicol trong bảo quản để giữ độ tươi cho tôm.

Đối với sản phẩm tôm khai thác ở biển:

- Đối với các tàu thuyền đi đánh bắt dài ngày, để giảm tải trọng tàu và tiết kiệm chi phí đá để ướp lạnh, các chủ tàu sử dụng kháng sinh bột hòa vào nước để bảo quản nhằm giữ độ tươi cho sản phẩm đánh bắt được.

Trong quá trình sản xuất tại nhà máy:

- Có khả năng sản phẩm bị nhiễm kháng sinh từ các chất kem bôi tay của công nhân không sử dụng găng tay bảo hộ.

Như vậy, nguyên nhân ở đây là do ý thức của người nuôi trồng, thu mua và các công nhân ở nhà máy chưa cao, chưa nhận thức được tác hại của việc nhiễm kháng sinh ảnh hưởng to lớn thế nào đến Công ty nói riêng và ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung.

Một thực trạng nữa đang diễn ra, là Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ đối với sản phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên, công tác phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các vấn đề về VSATTP từ các khâu nuôi trồng, giống hay đánh bắt, bảo quản, thu mua còn nhiều lỗ hổng.

Thêm nữa, thị trường Nhật Bản liên tục cảnh báo về việc các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam bị nhiễm kháng sinh và đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ: kiểm tra 100% các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam và quy định rằng: các doanh nghiệp nhập khẩu của Nhật Bản nếu có 3 lô hàng nhập khẩu bị cảnh báo nhiễm kháng sinh sẽ không được phép nhập khẩu.

Đầu tháng 5/2007, Seaprodex Hà Nội cũng có tên trong danh sách cảnh báo nhập khẩu vào Nhật Bản. Điều này đã gây lo lắng cho nhiều bạn hàng về khả năng nhiễm kháng sinh trong thành phẩm xuất khẩu của Seaprodex Hà Nội. Các khách hàng liên tục yêu cầu trả lời về các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát kháng sinh từ khâu nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm và họ cũng dè dặt hơn khi giao dịch, thậm chí ngừng giao dịch.

Một số khách hàng Nhật Bản yêu cầu nhà máy chế biến phải trang bị các thiết bị kiểm tra dư lượng kháng sinh ngay tại Nhà máy thì mới mua hàng (Maruha, Taikoh,…).

Khi xuất khẩu sang Nhật Bản thì phía Nhật chỉ kiểm tra thuỷ sản nhập khẩu của các nước tại các cảng của Nhật. và nếu các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng tại cảng nhập khẩu của Nhật Bản đều có thể xuất khẩu thuỷ sản sang nước này. Nhưng điều này không chỉ đơn giản vậy, các doanh nghiệp khi đã kí hợp đồng xuất khẩu sang Nhật nhưng tới cảng nhập khẩu của Nhật thì Nhật mới kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, khi đó nếu bị phát hiện có vi phạm thì Nhật Bản sẽ tiến hàng tiêu huỷ và trục xuất lô hàng đó về nước. Điều này sẽ làm ảnh hưởng to lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu vì không những họ bị tổn thất do bị mất lô hàng mà họ còn bị phạt do vi phạm hợp đồng như hàng không đảm bảo chất lượng, thời hạn giao hàng không đúng hạn. Vì vậy, tổn thất này là quá lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Không những vậy, Nhật Bản còn đưa ra quy định, khi kiểm tra tại cảng nhập khẩu nếu phát hiện doanh nghiệp nào đó vi phạm thì doanh nghiệp đó bị áp dụng lệnh kiểm tra và các doanh nghiệp khác xuất khẩu cùng loại mặt hàng cũng bị kiểm tra tương tự. Điều này là hết sức vô lý, vì chỉ những doanh nghiệp vi phạm phải gánh chịu hậu quả do những vi phạm mà doanh nghiệp đã gây ra, không thể đánh đồng giữa các doanh nghiệp đuợc.

Hơn nữa, có những lô hàng tôm của Công ty trước khi xuất khẩu sang Nhật đều được kiểm tra và được Nafiquaved công nhận mới được phép xuất khẩu sang thị trường Nhật, nhưng khi sang tới Nhật lô hàng vẫn bị phát hiện nhiễm Chloramphenicol. Đây là một thực tế, sự khác biệt giữa kết quả kiểm tra của 2 cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật đã ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, Công ty mất 2 lần chi phí kiểm tra, điều

này đã làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp, mà còn làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

Đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất kinh doanh theo mùa vụ. Nguồn cung cấp nguyên liệu không đảm bảo.Thông thường các tháng đầu năm nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định và thấp hơn so với từ giữa năm trở đi. Những tháng vào mùa vụ thì mới có lượng hàng sản xuất liên tục còn hết mùa thì sản lượng hàng rất ít cho nên muốn duy trì được lượng hàng xuất khẩu Công ty đều phải tiến hành thu mua nguyên liệu trong mùa vụ và dự trữ sản phẩm để xuất khẩu. Thực tế, khả năng thu mua nguyên liệu còn hạn chế chỉ đảm bảo được 50% công suất chế biến. Đây là nguyên nhân khiến cho hiệu quả và năng suất sản xuất giảm. Ngoài ra, Công ty còn tiến hành nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nhưng vấn đề chất lượng và xuất sứ của lô nguyên liệu còn cần được quan tâm hơn nữa.

Cũng phải công nhận rằng, bản thân sản phẩm của chúng ta cũng còn có nhiều hạn chế như kích cỡ và chất lượng nguyên liệu không được cải thiện.Vì vậy, muốn cạnh tranh với các sản phẩm thuỷ hải sản có xuất sứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan thì chúng ta cần phải lưu ý đến vấn đề này, để tạo cho sản phẩm của chúng ta có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại Công ty hiện nay nhìn chung chưa được chú trọng đúng mức. Nguồn nhân lực làm công tác kinh doanh, xúc tiến thương mại còn hạn chế, nguồn công nhân có tay nghề cao còn thiếu, phần lớn công nhân chưa nhận thức hết tầm quan trọng của VATTP do đó ý thức tự giác giữ gìn VSATTP chưa cao.

Thị trường Nhật rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất sứ thực phẩm. Nhật Bản yêu cầu các nước sản xuất thực phẩm để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản phải thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với Nhật Bản. Tuy nhiên, để thực hiện hệ thống truy nguyên nguồn gốc toàn diện cho các sản phẩm thủy sản của Công ty hiện nay là khá phức tạp và nhiều khó khăn.

Hiện tại chúng ta đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, hệ thống này là yêu cầu bắt buộc khi xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ , EU, tuy nhiên, thị trường Nhật Bản lại không bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản lý này. Thực tế đã chứng minh, trong khi chúng ta áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, sản phẩm mà chúng ta xuất sang Nhật vẫn bị trả lại. Nguyên nhân ở đây là do, HACCP tập trung vào kiểm soát tại nhà máy nhiều hơn, mặc dù có sự kiểm soát từ đầu vào đến đầu ra, tuy nhiên chưa có sự liên kếttất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng thuỷ sản bao gồm:các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản và các doanh nghiệp dịch vụ như vận tải, phân phối hoặc xuất khẩu thuỷ sản.

Công tác thị trường của Seaprodex Hà Nội còn chưa chuyên nghiệp, chưa thực sự chủ động và có bài bản, chưa có chiến lược rõ ràng để sản phẩm chế biến đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật Bản và có thể giữ vững được thị trường Nhật Bản.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÔM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI

3.1 ) Phương hướng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội trong những năm tới.

Theo phương hướng sản xuất kinh doanh các năm 2007-2010, theo đó, vốn điều lệ năm 2007 là 100 tỷ đồng sẽ được tăng lên vào các năm tiếp theo. Công ty phấn đấu doanh thu tăng từ 255,020 tỷ đồng hiện nay lên 950 tỷ đồng vào năm 2010, lợi nhuận sau thuế tăng từ 5 tỷ đồng năm 2007 lên gần 21 tỷ đồng năm 2010, cổ tức tăng từ 3,75%

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w