Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 78 - 79)

Ngành thuỷ sản mang tính thời vụ cao, do vậy để tạo nguồn cung cấp ổn định, đảm bảo chất lượng và duy trì phát triển sản xuất chế biến, Nhà Nước cần quan tâm đến sự phát triển rộng hơn của ngành chế biến xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh.

Nhà nước cần có quy hoạch cụ thể về việc phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với việc lập các dự án đầu tư cụ thể, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng đất đai mặt nước trong nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu thuỷ sản.

Còn đối với vấn đề nhập khẩu nguyên liệu, để đáp ứng các đơn hàng đã ký từ trước, đề nghị lộ trình giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản xuống 0% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu, đa dạng hoá mặt hàng và tăng cường chế biến hàng có giá trị gia tăng cao để từ đó các doanh nghiệp thuỷ sản có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, phải đảm bảo quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu nhập khẩu về mọi mặt, đặc biệt là vấn đề an toàn. Hơn nữa, việc nhập khẩu nguyên liệu cũng là động lực để người nuôi thuỷ sản trong nước nhìn nhận và nâng cao sức cạnh tranh trong nuôi trồng. Việc nhập khẩu nguyên liệu trong chế biến thuỷ sản cũng nên xác định là việc làm trước mắt để giải quyết tình thế. Về lâu dài, phải gắn trách nhiệm của doanh nghiệp chế biến với việc nuôi trồng; đồng thời cần có những quy định như khi đầu tư nhà máy chế biến, các doanh nghiệp thuỷ sản phải đầu tư xây dựng vùng

sản xuất và cung ứng nguyên liệu tập trung. Ngoài ra, việc quản lý chất lượng an toàn vệ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 78 - 79)