Đối với Nafiqaved

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 79 - 80)

Nhà nước cần xây dựng hệ thống cảng, chợ thuỷ sản, tiến hành quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép hình thành nghề cho nậu vựa nguyên liệu thuỷ sản nhằm phát huy vai trò tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của hệ thống để hạn chế vấn đề dư lượng kháng sinh trong quá trình bảo quản thuỷ sản. Đồng thời, cần cung cấp kiến thức cho các nậu vừa và hỗ trợ, đầu tư các biện pháp bảo quản.

Nhà nước cần ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo vệ sinh và an toàn chất lượng cho nguyên liệu.

Cần phải đẩy mạnh việc ký kết thoả thuận kiểm dịch với phía Nhật Bản. Sở dĩ như vậy là do giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa có thoả thuận kiểm dịch hàng thuỷ sản, nên vấn đề dư lượng kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn chưa được khắc phục triệt để, rất có thể xảy ra nguy cơ Nhật Bản dựng lên các hàng rào kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng thuỷ sản của ta. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm để xuất khẩu sang Nhật Bản , Bộ Thương Mại cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn thúc đẩy hợp tác và ký thoả thuận kiểm dịch trong lĩnh vực thuỷ sản với phía Nhật Bản.

3.2.1.2 Đối với Nafiqaved (Cục Quản Lý Chất Lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thuỷ sản) Thuỷ sản)

Tăng cường hoàn thiện năng lực và hoạt động của Cục Quản Lý Chất Lượng, An toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản trong việc kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thuỷ sản. Để khắc phục tình trạng, cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền của Việt Nam thì công nhận lô hàng đảm bảo chất lượng để xuất khẩu sang Nhật, nhưng phía Nhật lại không công nhận kết quả và tiến hàng kiểm tra lại. Vì vậy, đề nghị phía Nhật Bản công nhận tư cách tương đương của Cục kiểm tra chất lượng và vệ sinh thú y Thuỷ sản như đối với cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh và thú y của Nhật Bản nhằm tạo thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản của ta.

Nafiqaved cần tổ chức các khoá tập huấn, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về kiểm soát hoá chất, kháng sinh cho các đầm nuôi thuỷ sản, các cơ sở thu gom và bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, công nhân sản xuất tại nhà máy. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến chuỗi những người sản xuất và cung ứng nguyên liệu như khai thác, nuôi trồng, thu mua và cung ứng nguyên liệu. Đồng thời, tăng số mẫu để kiểm tra kháng sinh ở tất cả các công đoạn sản xuất từ thức ăn, thuỷ sản nuôi đến quá trình bảo quản và chế biến.

Nafiqaved cần hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hoá chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Nâng cao năng lực kiểm nghiệm để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời, phải tăng cường hoạt động phòng chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w