Đặc điểm của thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 40 - 42)

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thuỷ sản truyền thống của Công ty. So với thị trường Mỹ và EU thì trên thị trường Nhật Bản, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều bạn hàng Nhật Bản. Trong những năm trước, xuất khẩu thuỷ sản của Công ty sang thị trường Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh cùng với hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng.

BẢNG 2.3: BÁO CÁO HÀNG XUẤT CỦA CÔNG TY CP XNK THUỶ SẢN NĂM 2005 - 2007

Nguồn: Phòng kinh doanh XNK

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số lượng (Kg) Giá trị (USD) Số lượng ( Kg) Giá trị (USD) Sốlượng ( Kg) Giá trị (USD) 1. Nhật 964080,43 4247153,08 965575,80 6843318,41 730452 6093119,5 2.Hồng Kông 135402,65 833863,14 87687 555513,26 115634,2 749922,4 3.Châu Âu 75892 234736,84 328289 937403

4. Úc 31652,2 124406,84 102182,20 193987,08 214633 656182.1 5. Mỹ 708819,63 5222363,2 X X 95971 562441,8 6.Hàn Quốc 28348,22 81353,23 528 5549,54 100724,8 374961,2 7.Tổng cộng 1906429,83 11839803,09 1155973 7450148,63 1585704 9374030

Nhưng trong thời gian vừa qua, Nhật Bản đã thay đổi trong chính sách, làm xuất hiện những xu hướng mới trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản. Do đó, nó đã tác động trực tiếp đến các nước cung cấp thuỷ sản cho Nhật Bản, trong đó có Việt Nam và đặc biệt nó ảnh hưởng tới việc xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản. Đó là vào cuối năm 2006, sau khi nước này thực thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm mới, về chất lượng và vệ sinh an toàn đối với sản phẩm mực và tôm của Việt Nam, từ đó đi đến quyết định kiểm tra 100% các mặt hàng mực và tôm xuất khẩu từ Việt Nam là một mối nguy lớn, đe doạ cả ngành thuỷ sản nói chung. Đó cũng là dấu hiệu thiếu đồng bộ trong hệ thống bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam hiện nay.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có đòi hỏi cao nhất trên thế giới về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Giữ vững thị trường Nhật có ý nghĩa quan trọng với Seaprodex Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói chung. Do vậy, khi xuất khẩu sang thị trường Nhật, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

- Khuynh hướng tiêu dùng thuỷ sản của thị trường Nhật Bản thay đổi: các mặt hàng chế biến đơn giản giảm thay vào đó là nhu cầu về mặt hàng chế biến sẵn giá trị gia tăng tăng mạnh.

- Thị trường Nhật Bản đặt ra yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi, độ bền, độ tin cậy của sản phẩm.

- Khi xuất khẩu hàng vào thị trường Nhật Bản cần phải biết rõ và tuân thủ các quy định khắt khe của thị trường về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản thường bị kiểm tra rất ngặt nghèo. Nếu hàng nhập khẩu vi phạm những quy định của Nhật Bản thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị trả lại hàng.

- Thị trường Nhật rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ thực phẩm và đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm.

- Các nhà nhập khẩu Nhật Bản cũng rất quan tâm đến vấn đề tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Họ chú trọng từ khâu nguyên liệu, bảo quản sau thu hoạch đến công nghệ chế biến sản phẩm. Hàng được gửi bán phải đúng hàng mẫu về mọi mặt và thống nhất về chất lượng.

- Muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản, các sản phẩm phải đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc và có chiến lược giá cả thích hợp. Hàng hoá chất lượng tốt và ổn định là điều người Nhật luôn mong đợi. Tuy vậy, người Nhật cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày.

- Tôm tươi sống, ướp đá được phân phối qua nhà bán buôn, do đó cần chú ý tới việc giao hàng sớm. Trong thực tế, chi phí lưu động cộng thêm cước chi phí lưu thông thêm cước phí vận chuyển có thể đội giá hàng lên rất cao. Ta có thể lựa chọn cách bỏ qua chợ bán buôn thoả thuận trực tiếp với nhà phân phối và bán lẻ.

- Việc kiểm dịch chất lượng hàng hoá nhất là thực phẩm tươi sống được Nhật Bản tiến hành rất chặt chẽ. Người ta cũng tiến hành kiểm tra xem trong tôm còn có hàm lượng chất tẩy trắng hay chất kháng sinh kháng khuẩn thừa hay không. Hầu hết, tôm đông lạnh được vận chuyển bằng tàu biển, thời gian này phải tính đến lãi suất, chi phí lưu kho trong khi chờ đợi để giải quyết hàng.

- Hơn nữa, người Nhật Bản cũng chú trọng chữ tín nên các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật cần tuân thủ hợp đồng và thực hiện giao hàng đúng thời hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w