Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản 1 Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 30 - 37)

1.2.3.1. Nhân tố khách quan

* Môi trường chính trị, luật pháp

Yếu tố chính trị - luật pháp tạo nền tảng, hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến khả năng mở rộng phạm vi thị trường, dung lượng thị trường cũng như các cơ hội kinh doanh hấp dẫn trên thị trường quốc tế.

Sự bất ổn về chính trị trong nước sẽ làm cản trở sự tăng trưởng kinh tế, kìm hãm sự phát triển của khoa học kỹ thuật, gây khó khăn cho việc cải tiến công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết giữa các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu như:

• Chiến lược hướng về xuất khẩu: với chiến lược này, Nhà nước sẽ có các chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xuất, khẩu đặc biệt là với các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu như nông sản. Việc khuyến khích hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ra thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu…

• Chiến lược gia nhập các liên kết kinh tế khu vực, kí kết các hiệp đinh song phương – đa phương qua đó dần dần dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu… sang các thị trường ngoài.

Luật pháp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu, bất kì một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh xuất khẩu thì đều phải tuân thủ pháp luật, không những luật pháp của nước mình mà còn phải tuân thủ luật pháp nước nhập khẩu và luật pháp quốc tế. Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế ràng buộc các hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố luật pháp ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trên những mặt sau:

• Quy định về giao dịch hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.

• Quy định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đình công, bãi công.

• Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực hiện hợp đồng.

• Quy định về quảng cáo, hướng dẫn sử dụng.

Nghiên cứu kỹ chế độ chính trị và pháp luật sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cũng như đảm bảo được quyền lợi khi có tranh chấp xảy ra.

* Môi trường văn hoá, xã hội

Các yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến hành vi, nhu cầu, sở thích mua sắm của người tiêu dùng do đó nó tác động đến hiệu quả xuất khẩu. Đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của con người thì lại càng bị tác động nhiều hơn bởi các yếu tố thuộc môi trường văn hoá, xã hội như:

• Tỷ lệ tăng dân số .

• Thói quen ăn uống, lối sống, truyền thống văn hoá của quốc gia

• Xu hướng phát triển, trào lưu xã hội ...

Doanh nghiệp chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi có sự hiểu biết nhất định về phong tục, tập quán, lối sống… của người tiêu dùng mà điều này lại rất khác biệt ở từng quốc gia. Hiểu biết về môi trường văn hoá xã hội sẽ giúp cho doanh nghiệp thích ứng nhanh với thị trường để từ đó có chiến lược đúng đắn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.

* Môi trường kinh tế, công nghệ

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế các quốc gia trên thế giới phát triển ổn định và tăng trưởng đều hàng năm sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất

khẩu nông sản của ta (do sức mua tăng và khả năng thanh toán tiền hàng được đảm bảo hơn.

- Chính sách về thuế quan và công cụ phi thuế quan

Chính phủ áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan (hạn ngạch) nhằm quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo chiều hướng có lợi cho quốc gia mình và tác động lên các mối quan hệ kinh tế đối ngoại

Việc đánh thuế với các mặt hàng xuất khẩu trong nước sẽ làm tăng tương đối mức giá hàng hoá trong nước so với hàng hoá quốc tế, do đó đem lại nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra hàng hoá khi xuất khẩu ra nước ngoài còn có thể bị Chính phủ nước nhập khẩu đánh thuế làm cho giá mua của người tiêu dùng tăng lên, gây cản trở hoạt động xuất khẩu.

Chính phủ một nước có thể áp đặt hạn ngạch nhằm hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu vào nước mình , việc này cũng làm ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường đó

- Chính sách tỷ giá hối đoái

Trong thanh toán quốc tế, người ta thường sử dụng những đồng tiền của các nước khác nhau, tỷ suất ngoại tệ so với đồng tiền trong nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu vì nó ảnh hưởng đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất lợi nhuận thì hoạt đông xuất khẩu có lãi, vì vậy sẽ thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại.

- Hệ thống ngân hàng tài chính.

Hệ thống Ngân hàng tài chính giữa các quốc gia tác động rất nhiều đến qui trình thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hệ thống này đảm bảo rằng

người bán sẽ thu được tiền và người mua sẽ nhận đuợc hàng, nhờ đó làm giảm bớt thời gian và chi phí để các bên đối tác tìm hiểu nhau

Nếu như một quốc gia có hệ thống Ngân hàng tài chính phát triển, hiện đại thì đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động xuất khẩu và ngược lại.

- Trình độ kỹ thuật và công nghệ

Khi giao lưu thương mại đang dần mang tính toàn cầu hoá thì việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định, tác động trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hoạt động xuất khẩu nông sản thì ít chịu ảnh hưởng của những tiến bộ kỹ thuật hơn so với các mặt hàng công nghiệp khác nhưng để nâng cao giá trị gia tăng cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm thì ta cũng cần chú trọng cải thiện hơn nữa kỹ thuật chế biến và bảo quản hàng nông sản

- Kết cấu hạ tầng: bao gồm hệ thống các đường giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông.

Sự phát triển của hệ thống hạ tầng cơ sở tại các quốc gia sẽ đảm bảo cho việc thu gom, vận chuyển, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm được đồng bộ. Hệ thống thông tin liên lạc bưu chính viễn thông cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt các thông tin, những biến động tại thị trường nước ngoài để có những ứng xử kịp thời.

* Môi trường tự nhiên

Hàng nông sản phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu, địa lý…Năm nào có mưa thuận gió hoà thì cây cối phát triển, năng suất cao, công tác thu mua tạo

nguồn hàng xuất khẩu không gặp phải trở ngại. Nhưng năm nào thời tiết khắc nghiệt, bão, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, nông sản mất mùa, lúc đó thì hàng nông sản khan hiếm, chất lượng lại không cao, do không có hàng bán nên cung < cầu, giá bán lại rất cao, thu gom hàng xuất khẩu khó khăn, lợi nhuận thu được từ xuất khẩu cũng thấp.

* Yếu tố cạnh tranh

Cạnh tranh, một mặt thúc đẩy cho các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp chất lượng và hạ giá thành sản phẩm...Nhưng một mặt nó dễ dàng đẩy lùi các doanh nghiệp không có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Các yếu tố cạnh tranh được thể hiện qua mô hình sau:

Hình 1.2: Mô hình Sức mạnh của Michael Porter

Đối thủ mới tiềm tàng

Nhà cung cấp Cạnh tranh giữa các

công ty hiện tại

Người mua Các mặt hàng và các dich vụ thay thế khả năng mặc cả của nhà cung cấp Sự đe doạ của các hàng hoá thay thế Sự đe doạ của các

đối thủ cạnh tranh

Khả năng mặc cả của người mua

Qua mô hình trên, các doanh nghiệp có thể thấy thách thức lớn nhất là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Xuất phát từ đây doanh nghiệp có thể đề ra sách lược hợp lý nhằm hạn chế đe doạ và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

- Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành. Khi hoạt động trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tôn trên thị trường mà thường bị chính những doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp của quốc gia nước sở tại, quốc gia chủ nhà hoặc một nước thứ ba cùng tham gia xuất khẩu mặt hàng đó.Trong một số trường hợp các doanh nghiệp sở tại này lại được chính phủ bảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ.

- Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Các đối thủ này chưa có kinh nghiệm trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế song nó có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, lao động và tận dụng được lợi thế của người đi sau, do đó dễ khắc phục được những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện tại để có khả năng chiếm lĩnh thị trường.

- Sức ép của người cung cấp: Các doanh nghiệp không thể tự sản xuất ra nông sản mà chỉ có thể thu mua lại từ các hợp tác xã hay hộ nông thôn, chính vì vậy hoạt động xuất khẩu nông sản chịu áp lực rất lớn của những người cung cấp này. Họ có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng nông sản cung cấp cho doanh nghiệp, liên kết với nhau để chi phối thị trường nhằm hạn chế khả năng của doanh nghiệp, làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu…

- Sức ép người tiêu dùng. Trong cơ chế thị trường, khách hàng thường được coi là “thượng đế”. Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.

- Sự xuất hiện của các mặt hàng thay thế: mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người nên nhìn chung cũng ít có khả năng bị thay thế, nhưng cũng cần chú ý khi đời sống được nâng cao, con người sẽ có xu hướng sử dụng thêm các thực phẩm đắt tiền như thịt cá, bơ sữa, bánh kẹo, nước ngọt… làm giảm nhu cầu tiêu thụ nông sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w