Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Hapro

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 62 - 66)

m/ Lưu hồ sơ giấy tờ

2.2.3.2. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Hapro

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thị trường của Hapro. Đơn vị: triệu USD; %

Năm Thị trường 2004 2005 2006 2007 2008 GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT Châu Á 20,09 66,77 25,36 65,8 34,83 66,98 54,09 66,73 61,79 65,73 Nhật Bản 3,55 11,34 4,12 10,69 6,55 12,59 11,75 14,49 13,01 13,84

Hàn Quốc 1,37 4,37 2,11 5,47 2,37 4,55 3,40 4,19 4,11 4,37 Ấn Độ 1,02 3,26 1,79 4,64 1,24 2,38 1,82 2,24 1,74 1,85 Trung Quốc 3,66 11,69 4,98 12,92 7,54 14,5 11,12 13,72 11,45 12,18 Pakistan 1,43 4,57 1,82 4,72 2,33 4,48 3,89 4,79 5,58 5,94 Đông Nam Á 8,14 26,00 9,91 25,71 14,24 27,38 21,53 26,56 24,49 26,05 Thị trường khác 0,92 2,94 0,63 1,63 0,56 1,07 0,58 0,71 1,41 1,50 Châu Âu 6,41 20,48 8,75 22,70 12,79 24,60 20,98 25,88 24,87 26,46 Nga 2,41 7,69 2,21 5,73 2,08 4,00 3,56 4,39 3,99 4,25 Các nước EU 3,01 9,62 4,86 12,61 10,06 19,35 15,89 19,61 19,65 20,9 Châu Úc 0,99 3,16 1,43 3,71 1,46 2,80 1,59 1,96 1,61 1,71 Châu Mỹ 0,67 2,14 1,33 3,45 1,95 3,75 3,34 4,12 4,58 4,87 Hoa Kỳ 0,26 0,83 0,97 2,52 1,55 2,98 3,01 3,71 3,95 4,2 Châu Phi 3,14 10,03 1,67 4,33 0,97 1,86 1,05 1,29 1,15 1,22 Bắc Phi 2,57 8,21 1,01 2,62 0,37 0,71 0,67 0,82 0,85 0,91 Tổng 31,3 100 38,54 100 52 100 81,05 100 94 100

( Nguồn: Phòng Khu vực Thị trường )

Trong thời gian vừa qua, ngoài việc duy trì ổn định các thị trường truyền thồng thì Tổng công ty cũng không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xâm nhập thêm vào một số thị trường tiềm năng. Trong vòng 5 năm đổ lại đây, thị trường xuất khẩu của Hapro được giữ vững tại trên 60 nước và khu vực trên thế giới như: EU, Đông Âu, các nước Đông Nam Á, các nước Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Phi, Mỹ... và phát triển được thêm 4 thị trường mới là Mehico, Kenya ( năm 2007) và Brazil, Tây Ban Nha ( năm 2008).

Tình hình xuất khẩu sang các thị trường trong thời gian qua cụ thể như sau:

Thị trường Châu Á là thị trường chủ đạo, lớn nhất và thường xuyên của Hapro từ khi mới thành lập cho đến giờ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang đây là gạo, lạc, chè... Doanh thu xuất khẩu sang thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 65%) trong tổng doanh thu xuất khẩu nông sản. Lượng nông sản xuất khẩu sang thị trường cũng này không ngừng tăng mạnh qua các năm, điển hình từ năm 2006 đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp đôi ( từ 34,83 triệu USD lên 61,79 triệu USD)

Việc xuất khẩu sang thị trường này có nhiều thuận lợi như: thứ nhất là khoảng cách địa lý gần nên cước vận chuyển thấp, thời gian bảo quản hàng hoá ngắn hơn, rủi ro trong vận chuyển ít hơn... , thứ hai là các quốc gia ở khu vực này có điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, lối sống... tương đồng với Việt Nam nên các sản phẩm của Hapro dễ dàng xâm nhập hơn. Tuy nhiên trong khu vực này công ty cũng thường xuyên vấp phải sự cạnh tranh của các quốc gia khác chuyên xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Campuchia, Phillipin...., điều này chính là nguyên nhân làm giảm bớt phần nào sức hấp dẫn của đoạn thị trường này.

Các nước Đông Nam Á là thị trường truyền thống lâu đời, đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ( khoảng 25%) do có cùng thói quen ăn uống, sinh hoạt với Việt Nam, lại là các nước láng giềng gần gũi nhất. Thị trường Đông Bắc Á như Trung Quốc , Nhật Bản, Hàn Quốc... là các quốc gia có trình độ phát triển tương đối đồng đều, thu nhập bình quân đầu người khá cao... mặc dù hiện nay

tốc độ tăng trưởng còn thấp ( chỉ tăng 2-3% / năm) nhưng hứa hẹn sẽ là một đoạn thị trường đầy tiềm năng trong tương lai đối với Hapro.

Đoạn thị trường hấp dẫn và tiềm năng thứ hai mà Hapro hướng tới là Châu Âu, đặc biệt là các nước EU. EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới, có thể nói nó đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với mặt hàng nông sản, nhưng lại là một thị trường có khả năng thanh toán cao và lợi nhuận lớn. Các sản phẩm xuất khẩu sang EU chủ yếu là cà phê, hạt tiêu, chè... Trong vài năm gần đây, Hapro đã thành công tương đối trong việc chinh phục thị trường khó tính này, kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2004 chỉ có 3 triệu USD ( chiếm 10%) nhưng đến năm 2008 đã lên tới 19,65 triệu USD ( chiếm 20%). Ngoài ra, còn có Nga là một thị trường khá lâu đời của Tổng công ty nhưng trong những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng giảm đi ( giảm từ 7,69% năm 2004 xuống còn 4,25% năm 2008), thay vào đó là các thị trường mới tiềm năng hơn.

Thị trường Châu Mỹ trong đó có Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng. Trước đây thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ trọng không lớn, năm 2004 chỉ chiếm 0,83% nhưng đến năm 2008 đã lên đến 4,2%. Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2004-2008 tăng gấp 16 lần từ 0,26 triệu USD đến 3,95 triệu USD do nhu cầu nông sản tăng cao và Tổng công ty đã áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để thâm nhập vào thị trường này.

Thị trường Châu Úc: hoạt động xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn chưa hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu sang Châu Úc năm 2008 chỉ đạt có 1,61 triệu USD và chỉ chiếm chưa đến 2% trong tổng kim ngạch

Thị trường Châu Phi là một thị trường tiềm năng lớn do dân số đông, nhu cầu sử dụng nông sản nhiều nhưng yêu cầu về chất lượng lại không cao. Song Hapro lại không khai thác triệt để được thị trường này, tỷ trọng nông sản xuất khẩu sang khu vực này có xu hướng giảm dần qua các năm ( năm 2004 kim ngạch xuất khẩu là 3,14 triệu USD chiếm 10% nhưng đến năm 2008 chỉ còn 1,15 triệu USD chiêm 1,22%). Có thể nói Hapro đã quá tập trung vào các thị trường có mức sống cao như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... mà bỏ qua thị trường đông dân tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w