Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 71 - 73)

m/ Lưu hồ sơ giấy tờ

2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan

Xu thế tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu đã tạo nên một

môi trường cạnh tranh gay gắt về cả giá cả và chất lượng. Doanh nghiệp nào có tiềm lực mạnh thì ắt sẽ có lợi thế cao hơn trong cạnh tranh. Trong khi đó, ngoài Công ty mẹ thì các công ty con, các chi nhánh thuộc Tổng công ty đều có quy mô tương đối nhỏ, các đơn vị tự thân vận động là chính, việc chỉ đạo và phối hợp hành động chưa thường xuyên dẫn đến không phát huy được sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty.

Công tác thống kê và báo cáo về kinh doanh xuất nhập khẩu không kịp thời

và thiếu chính xác, không đầy đủ dẫn đến việc báo cáo bộ, ngành, tổng hợp, phân tích chưa nhanh nhạy, độ tin cậy thấp, chưa đủ căn cứ để nhận định tình hình, xu thế trong kinh doanh cà phê, do vậy công tác tham mưu và chỉ đạo của Tổng công ty chưa sát thực.

Công tác dự báo nhu cầu thị trường còn kém, các phương án phòng trừ còn thiếu linh hoạt dẫn đến sự bấp bênh trong kinh doanh mỗi khi có biến cố xảy ra.. Hiện tại Tổng công ty mới chỉ thành lập phòng Nghiên cứu và phát triển thị trường ở ngoài Bắc nên công tác tìm hiểu thị trường chưa thực sự toàn diện, hiệu quả tiếp cận thị trường chưa cao.

Tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà chế biến, các kho bảo quản và dự trữ còn chậm. Hàng dự trữ trong kho rất ít, chủ yếu là hàng tồn kho

không bán được, chính vì vậy khi xảy ra thiên tai mất mùa bất ngờ thì việc đáp ứng nguồn hàng cho xuất khẩu rất dễ gặp khó khăn.

Việc áp dụng thương mại điện tử trong phạm vi toàn bộ Tổng công ty chưa đạt hiệu quả tích cực. Công ty đã đưa ra trang Web riêng của mình nhưng trang Web còn quá nghèo nàn, sơ sài, chỉ có một số thông tin cơ bản về Tổng công ty và các hình ảnh sản phẩm chính, không có thông tin về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban cơ bản cũng như các hình thức quảng cáo khuyếch trương thương hiệu. Thêm nữa các thông tin này không được cập nhật thường xuyên, dẫn đến tình trạng khách hàng không nắm bắt được tình hình hiện tại của Tổng công ty. Trong thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay, thương mại điện tử là một cách hữu hiệu để giới thiệu thương hiệu của mình đến với khách hàng trên thế giới nhưng Hapro vẫn chưa có sự chú trọng đúng mức.

Trong thời gian qua Tổng công ty đã có một số thay đổi cơ bản về nhân sự, nhìn chung lực lượng lao động đang xu hướng trẻ hoá dần qua các năm, tầng lớp cán bộ cao tuổi chủ yếu chỉ làm công tác sổ sách, giấy tờ, điều hành công việc tại văn phòng công ty, phần thao tác nghiệp vụ tại các kho xưởng, bến bãi lại được giao cho các nhân viên trẻ. Những nhân viên trẻ tuổi nhìn chung đều có học vấn cao, nhanh nhạy nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm, họ thiếu nhiều kiến thức về ngoại thương, khả năng giao tiếp đàm phán còn non yếu chính vì vậy dễ gặp bất lợi và sai sót trong quá trình làm việc. Thêm vào đó Tổng công ty lại chưa có sự quan tâm đúng mức vào trình độ ngoại ngữ của nhân viên: công tác tuyển chọn nhân sự đầu vào không yêu cầu trình độ ngoại ngữ cao, trong quá trình công tác chưa có các khoá học đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên… chính vì vậy mà đôi lúc nhân viên công ty gặp khó khăn trong công tác xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 71 - 73)