Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam năm

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 91 - 92)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG

3.3.1.2.Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam năm

Do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2009 được dự báo là một năm rất khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam do nền kinh tế có độ mở rất cao (xuất khẩu chiếm tới 70% GDP): đầu tiên là ở khu vực xuất khẩu và đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô trong khi cân đối vĩ mô cũng đang có vấn đề nghiêm trọng. Hậu quả là sau thời gian lạm phát và bất ổn, nền kinh tế đang suy yếu đi, các doanh nghiệp bị suy nhược nặng. Một số doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản, số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn cũng đang tăng nhanh.

Theo dự báo của EIU, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nặng nhất ở Châu Á, và dự báo năm 2009 Việt Nam chỉ đạt mức độ tăng trưởng ở mức 4,3%. Bên cạnh đó, một số cân đối vĩ mô còn chưa ổn định, ảnh hưởng lạm phát còn kéo dài, đời sống người lao

động còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, tình hình thiên tai dịch bệnh có thể diến biến phức tạp. Điều này cho thấy khó khăn trước mắt của Việt Nam là không nhỏ.

Bên cạnh những khó khăn thách thức, Việt Nam cũng có một số thuận lợi cơ bản như: thể chế kinh tế thị trường dần được hoàn thiện, sự ổn định chính trị và uy tín của Việt Nam trên quốc tế được nâng cao, sự hợp tác kinh tế song phương và đa phương tạo thêm môi trường và điều kiện mở rộng thị trường hàng hoá-dịch vụ, kết quả bước đầu của việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục phát huy thành quả đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 91 - 92)