Xu hướng hình thành ngày càng nhiều các liên minh kinh tế khu vực trên thế giớ

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG

3.1.1.1.Xu hướng hình thành ngày càng nhiều các liên minh kinh tế khu vực trên thế giớ

Chuyên môn hóa và thương mại tự do đã và đang mang lại cho các quốc gia trên thế giới nhiều lợi ích như: lượng tiêu dùng và cơ hội lựa chọn lớn hơn, giá cả thấp hơn, năng suất cao hơn và suy cho cùng là mức sống của người dân mỗi nước được cải thiện hơn. Chính vì vậy các khối liên kết kinh tế khu vực được hình thành ngày một nhiều trên thế giới nhằm giúp các quốc gia đạt tới những mục tiêu này. Ngoài ra quá trình liên kết còn hướng tới nhiều mục tiêu khác nữa như vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tụê, bảo vệ môi trường, và thậm chí cả việc thiết lập các liên minh chính trị

Một số liên kết kinh tế trên thế giới

* Liên kết kinh tế ở Châu Âu: Hiện tại ở Châu Âu có hai khối thương mại là Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA) trong đó EU đóng vai trò quan trọng không chỉ xét về số thành viên mà cả về mức độ ảnh hưởng của khối liên kết này với nền kinh tế thế giới. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh Châu Âu, tính đến năm 2007 thì EU đã bao gồm 27 thành viên.

* Liên kết kinh tế ở Châu Mỹ

Những thành công mà Châu Âu đạt được trong quá trình liên kết kinh tế đã thúc đẩy các khu vực khác phải quan tâm đến việc hình thành các khối thương mại mới. Cho đến nay các nước Châu Mỹ đã hình thành được một số các hiệp định thương mại và liên kết kinh tế khu vực có ý nghĩa khá tích cực như:

• Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Canađa nhắm xoả bó tất cả các mức thuế quan trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước.

• Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với mục tiêu dỡ bỏ phần lớn hàng rào thuế quan và phi thuế quan với hầu hết hàng hoá được sản xuất trong khu vực Bắc Mỹ vào năm 2008. Hiệp định còn đưa ra các qui

định mang tính tự do đối với hoạt động mua sắm của chính phủ, thực hiện trợ cấp và việc áp dụng thuế trợ giá.

• Tổ chức hợp tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương (TEP) giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu, tạo ra một thị trường với 650 triệu người tiêu dùng và sản lượng hàng năm đạt khoảng 16 nghìn tỉ USD

* Liên kết ở Châu Á: Các tổ chức kinh tế có ý nghĩa quan trọng ở khu vực Châu Á là

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với ba mục tiêu chính là

• Thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội - văn hoá trong khu vực

• Bảo vệ sự ổn định về kinh tế và chính trị trong khu vực

• Thiết lập diễn đàn để giải quyết các vấn đề bất đồng một cách công bằng và hòa bình.

Tính đến năm 1999 thì ASEAN bao gồm 10 thành viên. Các nước trong khối đã kí kết hiệp định Khu vực mâu dịch tự do ASEAN (AFTA) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư cách là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.

- Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) nhằm củng cố hệ thống thương mại đa phương và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu thông qua việc đơn giản hoá và tự do hoá các qui định về thương mại đầu tư giữa các quốc gia thành viên. Tính đến nay APEC bao gồm 21 thành viên.

* Liên kết ở Trung Đông và Châu Phi: Liên kết kinh tế ở Trung Đông và Châu Phi còn rất khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới do các quốc gia liên

kết đều có qui mô nhỏ và trình độ phát triển tương đối thấp. Hai khối được coi là lớn nhất ở khu vực này là Hội đồng hợp tác vùng Vịnh và Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 76 - 79)