Việt Nam đã và đang kí kết ngày càng nhiều các hiệp định song phương với các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mạ

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 80 - 82)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG

3.1.2.2.Việt Nam đã và đang kí kết ngày càng nhiều các hiệp định song phương với các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mạ

phương với các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại và thiết lập mối quan hệ đối ngoại trên cơ sở cả hai bên cùng có lợi.

Ngày 13 tháng 7 năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA), đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình bình thường hoá quan hệ hai nước, thúc đẩy quan hệ thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây là một hiệp định thương mại toàn diện nhất mà Việt Nam đã ký kết từ trước đến nay, bao gồm hầu như tất cả các nguyên tắc, cam kết và nghĩa vụ trong quan hệ hàng hoá, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, đầu tư, tạo thuận lợi cho kinh doanh và tính minh bạch công khai.

* Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA )

Việt Nam và Nhật Bản vừa tham gia kí kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) - thỏa thuận song phương mang tính toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư vào ngày 25/12/2008

EPA được cho là cơ sở pháp lý góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời mở rộng quan hệ thương mại song phương, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản.

Một trong những trọng tâm của Hiệp định là tăng cường hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, môi trường, giao thông vận tải.

* Hiệp định Việt Nam - Lào về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 2009

Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào năm 2009 đã được lãnh đạo hai

nước ký kết sáng 8/1/2009 nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.

Hai bên cùng nhất trí đẩy mạnh các dự án hợp tác đầu tư phát triển kinh tế và ổn định vùng biên giới, tiếp tục thực hiện các cơ chế ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất xứ từ hai nước và nghiên cứu mở rộng danh mục các mặt hàng được hưởng thuế suất bằng O%, đẩy mạnh các chương trình hợp tác nông lâm nghiệp, thủy sản và tài nguyên môi trường…

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 80 - 82)