CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG
3.2.2.2. Những biến động của tỉ giá hối đoái đang gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty
Cuộc khủng hoảng tài chính sẽ khiến cho các hoạt động đầu tư vốn từ nước ngoài giảm nhanh trong ngắn hạn, các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc mở thư bảo lãnh, cấp tín dụng,... để hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty như trong các năm vừa qua. Qui mô sản xuất cho xuất khẩu sẽ thu hẹp do vốn đầu tư bị suy giảm, nguồn cung hàng không được đảm bảo sẽ gây không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro
3.2.2.2. Những biến động của tỉ giá hối đoái đang gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty xuất khẩu của Tổng công ty
* Đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Euro làm cho nhu cầu tiêu thụ của các nước Châu Âu giảm, các quĩ đầu tư chuyển sang nắm giữ USD thay vì đầu tư vào hàng hoá trong đó có nông sản, gây áp lực giảm giá các mặt hàng nông sản của Hapro vào thị trường Châu Âu.
Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, trong đó có Hapro đều thu tiền USD nên giá nông sản tính theo USD giảm sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập xuất khẩu
* Đồng nội tệ của các nước xuất khẩu nông sản cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Brazil, Columbia, Ấn Độ…có xu hướng giảm giá từ 15-45% trong khi đồng Việt Nam chỉ giảm 5-6% so với đồng USD. Điều này đã khiến cho Hapro rơi vào tình trạng bất lợi so với các DN xuất khẩu nông sản nước ngoài vì:
• Nếu đồng nội tệ mà giảm giá so với đồng USD thì sẽ thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. Tính trên bình diện chung, nước nào giảm giá đồng nội tệ càng nhiều thì càng có ưu thế hơn trong thúc đẩy xuất khẩu.
• Giá nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ thiếu tính cạnh tranh hơn so với các nước khác
Sự giảm giá của đồng nội tệ vô hình trung sẽ làm cho các nước hạn chế thiệt hại gây ra bởi suy giảm giá của thị trường thế giới. Ví dụ: với Thái Lan, hàng nông sản xuất khẩu tính theo USD có giảm giá đến 17% nhưng khi qui đổi ra đồng Baht thì vẫn tương đương như mức trước đây do đồng Baht cũng giảm 17% so với đồng USD. Như vậy hàng Việt Nam chịu nhiều thiệt hại hơn vì mức giảm của đồng Việt Nam chỉ giảm có 5%.