MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị quan hệ khách hàng tại công ty Lệ Ninh – Quảng Bình (Trang 34 - 39)

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.6.MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.6.1. Môi trường vĩ mô

a. Môi trường kinh tế

Sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cao su là cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh mủ cao su..

Mức thu nhập bình quân đầu người mỗi năm tăng gần 5% đã có tác động lớn đến xu hướng tiêu dùng, đầu tư các phương tiện đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh.

b. Môi trường tự nhiên

Tác động lớn đến việc sản xuất sản phẩm đặc biệt là sản phẩm mủ cao su và các sản phẩm nông nghiệp, và cũng tác động đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển cây cao su. Đây là điều kiện để cây cao su phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi để Công ty sản xuất lượng mủ cao su ổn định hàng năm. Điều kiện khí hậu ở nước ta cũng khá phù hợp để phát triển ngành chăn nuôi và trồng trọt, là điều kiện để sản phẩm phân bón và thức ăn chăn nuôi tăng quy mô sản xuất.

Sản phẩm mủ cao su là nguyên liệu trực tiếp sản xuất lốp cao su. Mà khí hậu ở nước ta nắng nóng, địa hình phức tạp, hệ thống đường xá chưa hoàn chỉnh tác động trực tiếp đến thời gian sử dụng lốp xe. Do đó, nhu cầu về sản phẩm lốp xe cao su là rất cao.

c. Môi trường chính trị - pháp luật

Sự ổn định về chính trị là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế. Cơ chế mở tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghịêp .

Một môi trường đầy biến động và tiềm ẩn nguy cơ cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO. Tuy nhiên, môi trường pháp luật của chúng ta vẫn chưa hoàn chỉnh vì thị trường trong nước vừa mới thật sự hội nhập thế giới. Nhưng hệ thống pháp luật đang ngày càng được hoàn thiện dần tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động.

Các quyết định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải… đòi hỏi công ty phải tốn một khoản chi phí lớn để giải quyết.

d. Môi trường văn hoá và xã hội

Hiện nay, trình độ dân trí được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng, sự am hiểu của người tiêu dùng về sản phẩm cũng chính xác hơn. Do vậy các sản phẩm của công ty phải luôn được cải tiến về chất lượng, mẫu mã bao bì để củng cố vị trí của mình trong tâm lý của khách hàng.

e. Môi trường kỹ thuật và công nghệ

Công ty có điều kiện đảm bảo để đầu tư sản xuất với dây chuyền hiện đại để nâng cao năng suất cho nhà máy.

Chính sách mở của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nước ta có cơ hội để chuyển giao công nghệ với các nước tiên tiến. Đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn đối với ngành.

2.6.2. Môi trường vi mô

a. Đánh giá khách hàng

Khách hàng của Công ty Lệ Ninh chủ yếu là khách hàng tổ chức trong nước. Mục tiêu của Công ty là chiếm lĩnh thị trường nội địa. Công ty không ngừng mở rộng thị trường của mình đặc biệt là các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Có thể phân loại khách hàng của công ty theo các cách sau:

- Căn cứ vào mục đích và tính chất mua: khách hàng tổ chức của công ty gồm có: khách hàng sử dụng sản phẩm để sản xuất và khách hàng là nhà phân phối lại.

Khách hàng sử dụng sản phẩm để sản xuất: Bao gồm các tổ chức, các công ty mua sản phẩm và trực tiếp sử dụng sản phẩm để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp cao su. Đây là nhóm khách hàng đầy tiềm năng và hấp dẫn của Công ty. Họ đặt mua sản phẩm của công ty chủ yếu là nhóm sản phẩm mủ cao su theo kế hoạch từng kỳ sản xuất của Công ty họ thông qua hợp đồng mua bán. Mục tiêu của khách hàng này là mua để sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất nên họ rất quan tâm tới lợi ích kinh tế khi sử dụng sản phẩm, do đó yếu tố chất lượng, giá cả có tính chất quyết định.

Ưu điểm của nhóm khách hàng này: tính ổn định tương đối cao, có sức mạnh về tài chính

Nhược điểm của nhóm khách hàng này: Thời gian thanh toán thường kéo dài, có thể gây ra các khoản nợ quá hạn, chi phí ngoại giao lớn, yêu cầu dịch vụ sau bán cao.

Đặc điểm hành vi của nhóm khách hàng này:

Sản phẩm của công ty trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khi khách hàng lựa chọn sản phẩm họ quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Những yếu tố này trực tiếp ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra của khách hàng và uy tín của khách hàng. Do đó quyết định lựa chọn nhà cunng cấp như sự lựa chọn một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

Giá cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của khách hàng. Các sản phẩm nhựa công nghiệp của các công ty khác nhau, nhưng có sự giống nhau về quy cách, tiêu chuẩn như nguyên vật liệu sản xuất, kích cỡ, độ dày, sản xuất trên những công nghệ nào… nên khách hàng rất dễ dàng so sánh giá cả. Ngoài ra giá cả sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến đầu vào sản xuất của khách hàng, do vậy chỉ cần một sự tăng giá nhẹ cũng gây nên phản ứng lớn ở khách hàng. Do đó việc thay đổi giá của công ty không thể thực hiện nhanh chóng được. Mặc dù giá nguyên vật liệu nhựa tăng nhưng công ty không thể tăng giá nhựa ngay, hoặc phải dừng lại việc sản xuất, hoặc chịu thua lỗ và bù lỗ bằng các nhóm sản phẩm khác.

Việc đặt hàng của khách hàng còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng của họ. Chẳng hạn như nhu cầu bao bì của công ty phân bón Đà Nẵng phụ thuộc vào nhu cầu của các hộ gia đình chăn nuôi trồng trọt. Do đó nhu cầu khách hàng có thể biến đổi theo chu kì một cách ổn định, khách hàng không thể vì một sự giảm giá nhỏ, hay chương trình khuyến mãi mà tăng số lượng mua sản phẩm của công ty, một phần cũng vì lí do sẽ phát sinh chi phí trong quá trình tồn kho. Do vậy các giá trị tăng thêm từ chính sách cổ động không làm khách hàng quan tâm nhiều đó là chiết khấu theo số lượng, khuyến mãi… Họ quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ khác như rủi ro về mặt kĩ thuật, lắp đặt, bảo hành và bảo trì, thủ tục mua, trách nhiệm của nhà sản xuất đối với việc sử dụng sản phẩm của khách hàng. Trên cơ sở đó niềm tin và mối quan hệ được xây dựng 2 bên cùng có lợi. Khách hàng thường tiến tới một mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp sau khi bảo đảm được sự thỏa mãn yêu cầu đưa ra.

Khách hàng là nhà phân phối lại: Đây là các trung gian độc lập, họ là những công ty tư nhân, các cửa hàng thực hiện mua đứt sản phẩm của công ty và có quyền sở hữu chúng. Nhưng họ vẫn phải bán hàng trên những nguyên tắc nhất định do sự thỏa thuận giữa công ty với khách hàng này. Chẳng hạn như khoảng dao động của giá bán ra các sản phẩm, mức độ chiết khấu giá dựa trên doanh thu quy ước… Họ có thể được xem là các đại lí của Công ty hoặc đại diện cho Công ty, nhưng vẫn được công ty xem là

khách hàng. Nhóm khách hàng này đồng thời có thể nhận làm đại lí cho nhiều nhà sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm hành vi của nhóm khách hàng:

Khách hàng có một sự hiểu biết và kinh nghiệm về sản phẩm và thị trường sản phẩm. Họ vừa đóng vai trò là khách hàng vừa có vai trò là đại diện của nhà sản xuất, vì vậy nhóm khách hàng này có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty và xây dựng thương hiệu công ty, họ thay thế cho lực lượng bán hàng của công ty. Công ty đòi hỏi sự nhiệt tình và trung thành của các khách hàng. Các khách hàng này cũng đòi hỏi những lợi ích nhất định như: chiết khấu, khung giá quy định của nhà sản xuất, hoa hồng và các hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ quảng cáo. Tiến trình ra quyết định của nhóm khách hàng này ít phức tạp hơn. Nhóm khách hàng này bao gồm :

- Các Công ty thương mại: có nguồn tài chính mạnh, mua nhiều loại sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên hoạt động kém linh hoạt, không có thông tin chính xác về nhu cầu thị trường.

- Các đại lý tiêu thụ tư nhân: có đặc điểm mua nhiều loại sản phẩm của công ty, thông thạo việc bán hàng, nhanh nhạy và thông thạo tập quán tiêu dùng của người dân địa phương. Nhưng họ thường bán với giá cao, không cố định giá bán, nguồn lực hạn chế nên khó mở rộng thị trường.

- Căn cứ theo vùng địa lý: Có thể chia khách hàng của công ty thành bốn vùng thị trường như sau:

- Khách hàng khu vực Hà Nội: bao gồm các khách hàng ở Hà Nội tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm mủ cao su khô, sản lượng tiêu thụ có xu hướng tăng trong những năm qua.

- Khách hàng Miền Trung: Từ Thanh Hoá đến Bình Thuận tiêu thụ phần lớn các sản phẩm của Công ty. Công ty dự kiến gia tăng sản lượng tiêu thụ của thị trường này trong những năm đến. Đây là một điều rất triển vọng. Tuy nhiên, yêu cầu của khách hàng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, giá cả và dịch vụ sau bán.

- Khách hàng Tây Nguyên: Gia Lai, Đăklăk, Lâm Đồng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Khách hàng Thế giới: Công ty có xuất khẩu mủ cao su khô sang Trung Quốc. Khách hàng ở Miền Trung và Tây Nguyên là khách hàng trọng điểm của Công ty, sản lượng tiêu thụ trên thị trường này chiếm tỷ trọng cao (trên 65%) qua các năm.

b. Đánh giá về Công ty so với đối thủ cạnh tranh

Trong lĩnh vực mủ cao su công nghiệp đối thủ cạnh tranh chính hiện nay của Công ty là: Công ty Cao su Bình Long (csBL), Công ty Cao su Đồng Phú (csĐP), Nông trường cao su Việt Trung (csVT). Tình hình cạnh tranh hiện nay diễn ra rất gay gắt giữa

các Công ty trồng và chế biến mủ cao su không chỉ ở khâu chế biến mủ mà còn ở khâu trồng và khai thác.

Bảng 6: Đánh giá về công ty và đối thủ cạnh tranh Đối thủ Chỉ tiêu csBL csĐP csVT SP chủ lực + Cao su khối SVR + Cao su ly tâm + Cao su khối SVR CV 50, SVR CV 60 SVR 3L + Cao su ly tâm + Hàng gỗ và mộc gia dụng + Trồng và sản xuất mủ cao su khối và cao su ly tâm Thị trường mục tiêu

Trong nước và xuất khẩu

Trong nước và xuất khẩu

Miền Bắc và xuất khẩu

Khả năng

tài chính Quy mô lớn, vốn lớn Quy mô lớn, vốn lớn Quy mô vừa, vốn vừa

Đặc điểm

- Uy tín lớn ở thị trường trong nước và nước ngoài đạt chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 9001 : 2000.

- Uy tín lớn ở thị trường trong nước và nước ngoài, đạt tiêu chuẩn

ISO 9001:2000

- Uy tín lớn ở thị trường trong nước

Nói chung trong tập đoàn cao su Việt Nam, Công ty Lệ Ninh là Công ty có tầm cỡ quy mô vừa, công nghệ trồng và chế biến mủ còn nhiều hạn chế.

Trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm nông nghiệp nhất là sản xuất sản phẩm phân bón và thức ăn chăn nuôi gia súc chưa thực sự lớn mạnh để cạnh tranh tốt với các Công ty khác. Công ty cần đầu tư thêm công nghệ để ngang tầm với các đối thủ cạnh tranh như Công ty phân bón miền Nam, Công ty phân bón Bình Điền, Công ty thức ăn chăn nuôi Vạn Sanh, thức ăn chăn nuôi Thành Lợi…

c. Các trung gian tài chính

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng cũng không ngừng phát triển, nhiều trung tâm tài chính ra đời với vai trò tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh doanh, phân phối nguồn vốn đến các nơi có nhu cầu. Tạo

Giữa các ngân hàng cũng có sự cạnh tranh gay gắt để giành khách hàng như giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất gởi…tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn.Cùng với quá trình hoạt động và phát triển lâu dài hơn 30 năm Công ty đã tạo ra nhiều mối quan hệ chặt chẽ và uy tín với các trung gian tài chính đặc biệt là ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Quảng Bình nên việc vay vốn rất thuận lợi.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị quan hệ khách hàng tại công ty Lệ Ninh – Quảng Bình (Trang 34 - 39)